Báo chí, truyền thông hiện đại: Thực tiễn, vấn đề, nhận định / Tạ Ngọc Tấn. - H. : Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2020. - 439tr.; 24cm 

Thứ hai - 31/05/2021 05:22 2.295 0
Báo chí, truyền thông hiện đại: Thực tiễn, vấn đề, nhận định / Tạ Ngọc Tấn. - H. : Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2020. - 439tr.; 24cm 
Hơn 90 năm qua, từ khi nền báo chí cách mạng bắt đầu hình thành với sự ra đời của tờ báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập năm 1925, đến nay báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Báo chí không chỉ đơn thuần là phương tiện phổ biến tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhận diện các nội dung thông tin sai trái, thù địch chống phá cách mạng Việt Nam; mà còn tạo ra sự kết nối xã hội, kết nối giữa mọi tầng lớp, xóa bỏ khoảng cách địa lý, tạo ra sức mạnh to lớn trong xã hội. 

Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, giảng viên, phóng viên, biên tập viên, cán bộ, nhân viên trong các cơ quan báo chí, phát thanh - truyền hình và độc giả quan tâm đến vấn đề này, năm 2020 Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đã xuất bản quyển sách “Báo chí, truyền thông hiện đại: Thực tiễn, vấn đề, nhận định” do GS.TS. Tạ Ngọc Tấn biên soạn.

Sách dày 439 với 35 bài viết được bố cục 5 phần trình bày các nội dung gồm: Hồ Chí Minh - người khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam; Sự phát triển của báo chí, truyền thông hiện đại; Báo chí, truyền thông gắn với các vấn đề về kinh tế, chính trị, đời sống xã hội; Đạo đức, trách nhiệm và công tác chuyên môn, nghiệp vụ của người làm báo. Một số bài viết tiêu biểu như: Nhận diện hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh; Người làm báo Việt Nam học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Phát triển báo chí trước yêu cầu mới của đất nước; Xuất bản báo, tạp chí trên mạng - xu thế không thể khác; Báo chí cách mạng phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết; Những biểu hiện cơ hội, thực dụng, vụ lợi trong báo chí hiện nay; Truyền thông đại chúng - động lực phát triển của xã hội; Trách nhiệm và lương tâm; Nhọc nhằn và vinh quang: lao động của nhà báo; Nâng cao tính chuyên nghiệp trong đào tạo nhà báo;...

Có thể thấy, ngày nay sự phát triển của công nghệ truyền thông mới, báo chí chịu sự tác động mạnh mẽ. Sự tiến bộ của khoa học - công nghệ đã cung cấp cho cho ngành báo chí, truyền thông hiện đại các công cụ và phương thức truyền thông tiên tiến vượt trội. Từ đó tạo ra những sản phẩm truyền thông mới được nâng cao về chất lượng và giá trị thông tin, rút ngắn thời gian đến với đại chúng.

Thông qua các bài viết trong quyển sách, tác giả cũng nhấn mạnh một điều quan trọng, đó là cùng với lợi thế mà truyền thông mang lại, đạo đức nghề làm báo cũng luôn cần được đề cao và gìn giữ, để báo chí xứng đáng là cầu nối tin cậy giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, là động lực mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trân trọng giới thiệu quyển sách “Báo chí, truyền thông hiện đại: Thực tiễn, vấn đề, nhận định” đến quý bạn đọc. Sách được Thư viện TP Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số:

- Phòng Đọc: DL 19415
- Phòng Mượn: MH 12170-12171
 Tags: báo chí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây