Các Đại hội và Hội nghị Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 2018) / Lê Mậu Hãn, Võ Văn Bé. - H. : Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2019. - 507tr.; 21cm

Thứ ba - 28/01/2020 01:53 1.698 0
Các Đại hội và Hội nghị Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 2018) / Lê Mậu Hãn, Võ Văn Bé. - H. : Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2019. - 507tr.; 21cm

Đảng Cộng sản Việt Nam - Người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong chặng đường xây dựng và phát triển của Đảng, mỗi kỳ đại hội là một mốc son chói lọi như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đại hội Đảng rất quan hệ đến tương lai cách mạng của Đảng ta và của nhân dân ta. Đại hội sẽ làm cho Đảng ta đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa, tư tưởng và hành động đã nhất trí, càng nhất trí hơn nữa”. Quyển sách “Các Đại hội và Hội nghị Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2018)” tập hợp đầy đủ những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến các kỳ Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sách do PGS. Lê Mậu Hãn và TS. Võ Văn Bé biên soạn, được Nxb. Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2019. Sách gồm 508 trang, bố cục nội dung gồm hai phần.
Phần thứ nhất với tiêu đề “Các Đại hội và Hội nghị Trung ương”, khái quát và hệ thống 12 kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam và các vấn đề cụ thể trong đường lối lãnh đạo Cách mạng của Đảng thông qua các Hội nghị Trung ương.
Năm 1930, Hội nghị hợp nhất Đảng Cộng sản Đông Dương và An Nam Cộng sản Đảng thành một Đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Hương Cảng (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc được xem là Hội nghị mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, là mốc son chói lọi đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của Cách mạng Việt Nam.
Từ sau Đại hội thành lập Đảng đến năm 1975, Đảng Cộng sản Việt Nam trải qua 3 kỳ Đại hội tập trung, đề ra đường lối và lãnh đạo Cách mạng Việt Nam thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc sau khi giành được độc lập thống nhất đất nước. Đại hội lần thứ IV (1976) và Đại hội lần thứ V (1982) Đảng đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đặc biệt, Đại hội VI (năm 1986) là Đại hội kế thừa những quan điểm đổi mới của Đảng ta, mở ra một bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Việt Nam, đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới.
Phần thứ hai với tiêu đề “Chủ tịch Đảng và các Tổng Bí thư” giới thiệu tiểu sử của 12 lãnh tụ Đảng Cộng sản Việt Nam như: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ,....
Đặc biệt, nêu bật vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cương vị Chủ tịch Đảng đầu tiên và duy nhất của nước ta. Cùng với dấu ấn của từng Tổng Bí thư gắn với công cuộc xây dựng đất nước như: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh – nhà lãnh đạo sáng tạo và năng động, luôn luôn tìm tòi con đường đổi mới; Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng – với sự quan tâm đặc biệt đối với công tác phòng chống tham nhũng, nhằm xây dựng đất nước sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Quyển sách giúp người đọc không chỉ hiểu sâu hơn về lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn là sự ghi nhận những cống hiến lớn lao của các bậc lãnh đạo tiền bối trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và phát triển đất nước.
Trân trọng kính mời quý vị và các bạn tìm đọc quyển sách tại Thư viện TP. Cần Thơ. Ban đọc tra tìm tài liệu với mã số:
* Phòng Mượn:
- 324.2597075 / C101Đ
- MH.010311, MH. 010312

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây