Chủ quyền biển đảo Việt Nam - Minh chứng lịch sử và cơ sở pháp lý / Đỗ Bang chủ biên, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Tất Thắng.... - H. : Tri thức, 2020. - 414tr.; 24cm

Thứ hai - 16/11/2020 04:17 2.356 0
Chủ quyền biển đảo Việt Nam - Minh chứng lịch sử và cơ sở pháp lý / Đỗ Bang chủ biên, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Tất Thắng.... - H. : Tri thức, 2020. - 414tr.; 24cm
    Xuất bản năm 2020, “Chủ quyền biển đảo Việt Nam - Minh chứng lịch sử và cơ sở pháp lý” là quyển sách tập hợp 25 bài viết chọn lọc của 29 tác giả tham gia Hội thảo khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế về chủ đề “Chủ quyền biển đảo Việt Nam - Minh chứng lịch sử và cơ sở pháp lý”. Các bài nghiên cứu cung cấp những cơ sở, chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.     Đây là những công bố, trao đổi học thuật, để có nhìn nhận khách quan của lịch sử và tầm nhìn thời đại nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích, cũng như đề xuất giải pháp hữu hiệu về vấn đề này.
    Sách do PGS.TS. Đỗ Bang chủ biên, Nxb. Tri thức xuất bản với độ dày 414 trang, gồm các nội dung:
    Phần 1 trình bày lịch sử biển đảo Việt Nam qua các thời kỳ: Thời Lê (Thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI); Thời chúa Nguyễn và Tây Sơn; Dưới triều Nguyễn; Nửa đầu thế kỷ XX; Từ 1954 - 1975; Từ năm 1975 đến nay.
    Phần 2 gồm những nghiên cứu tiếp cận so sánh và lên án hành vi xâm phạm chủ quyền đối với Việt Nam. Trong thời gian qua, Trung Quốc luôn viện dẫn công thư do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho nhà cầm quyền Trung Quốc năm 1958 như là một bằng chứng lịch sử về công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Trước sự lạm dụng lịch sử có ý đồ này của nhà cầm quyền Trung Quốc, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam đã phân tích về tính lịch sử và pháp lý của bức công thư này, ThS. Trần Việt Dũng cho rằng: “Dưới góc độ Luật quốc tế, Tuyên bố ngày 04-9-1958 của Trung Quốc liên quan tới chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là một tuyên bố đơn phương không có giá trị pháp lý”. Các tác giả tham gia Hội thảo cũng cho rằng: “Việt Nam cũng nên chú trọng về khoa học trong cuộc đấu tranh chủ quyền biển đảo, nên coi nghiên cứu khoa học là một mặt trận và các nhà khoa học chính là những chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
    Phần 3 gồm những bài viết nêu lên những vấn đề được thống nhất cao trong hội thảo, trong đó khẳng định: Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX và cho đến nay, sự xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này là một sự thật lịch sử - pháp lý, được thể hiện bằng các hành động thiết thực về sự quản lý, điều hành của các chính thể Nhà nước Việt Nam quan từng thời kỳ (triều đại) một cách nhất quán, công khai, liên tục, hòa bình phù hợp với cơ sở pháp lý quốc tế đương thời”.
    Phần 4 và phần 5 đề cập đến các vấn đề cần trao đổi và các khuyến nghị về xây dựng chiến lược để khôi phục và bảo vệ chủ quyền biển đảo với mục tiêu lâu dài và cụ thể trong thời gian tới.
    Quý vị và các bạn hãy tìm đọc quyển sách “Chủ quyền biển đảo Việt Nam - Minh chứng lịch sử và cơ sở pháp lý” để có được những thông tin chi tiết, góp phần nâng cao nhận thức và hành động bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
   Sách được Thư viện TP. Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số: 
   ▪ Ký hiệu phân loại: 320.109597 / CH500QU
   ▪ PHÒNG ĐỌC: DL.018548
   ▪ PHÒNG MƯỢN: MA.022604; MA.022605

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây