Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư / Nguyễn Đắc Hưng, Phùng Thế Đông. - H. : Quân đội nhân dân, 2018. - 387tr.; 21cm

Thứ hai - 09/09/2019 21:06 3.744 0
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư / Nguyễn Đắc Hưng, Phùng Thế Đông. - H. : Quân đội nhân dân, 2018. - 387tr.; 21cm
Ngày nay, thế giới đang bước sang một thời đại mới - thời đại của nền kinh tế tri thức. Sự phát triển mạnh mẽ và kỳ diệu của công nghệ trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi không chỉ lực lượng sản xuất, cách thức trao đổi thông tin, mà còn làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất, biến đổi sâu sắc nhiều mặt đời sống xã hội. Cùng với sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu và mỗi người dân Việt Nam, chúng ta đã và đang xây dựng cơ chế, chính sách để mọi đối tượng trong xã hội có thể đóng góp và hưởng thụ thành quả mà cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại.
Quyển sách “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư” do Nguyễn Đắc Hưng và Phùng Thế Đông biên soạn, Nxb. Quân đội Nhân dân ấn hành năm 2018 sẽ giúp người đọc hình dung rõ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình này trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu.
Sách có độ dày 387 trang gồm bố cục 03 phần.
Phần 1 giới thiệu về con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Ở phần này, tác giả trình bày một số vấn đề chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước như: Các tiêu chí và mức độ hoàn thành cho một nước công nghiệp; Sơ lược kết quả thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam; Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến sự phát triển của Việt Nam; Nội dung và điều kiện thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa;…
Phần 2 trình bày những cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa như: Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam; Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tư duy của doanh nghiệp; Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thị trường lao động và việc làm; Vấn đề đặt ra với giáo dục và thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở Việt Nam.
Phần 3 là những định hướng đặt ra đối với Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ những định hướng chung về phát triển đất nước đến một số chính sách vĩ mô chủ yếu, định hướng phát triển công nghiệp, phát triển khu vực doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phát huy truyền thống quật cường của một dân tộc anh hùng luôn vượt qua những thử thách của thời đại, cùng với bản lĩnh và trí tuệ của con người Việt Nam, chúng ta có thể đặt niềm tin chắc chắn rằng, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2030, từng bước đưa Việt Nam trở thành quốc gia hiện đại, hướng tới thịnh vượng, công bằng, dân chủ và văn minh.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cơ hội lớn, cũng là thách thức lớn đối với sự thịnh vượng của Việt Nam. Trong hành trình đón đầu thách thức, tận dụng thời cơ đó, quyển sách “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư” sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, doanh nhân và đông đảo độc giả.
Trân trọng kính mời quý vị và các bạn tìm đọc quyển sách tại Thư viện TP. Cần Thơ. Bạn đọc tra tìm tài liệu với mã số:
* Phòng Đọc:
- 338.9597/C455NGH
- DV.55469
* Phòng Mượn:
- 338.9597/C455NGH
- MA.20017, MA.20018

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây