Đem sức ta mà giải phóng cho ta / Trần Đình Huỳnh, Vũ Hoài Phương. - H. : Nxb. Hà Nội, 2020. - 108tr.; 21cm. - (Học và làm theo Bác)

Thứ ba - 09/11/2021 04:25 1.521 0
Đem sức ta mà giải phóng cho ta / Trần Đình Huỳnh, Vũ Hoài Phương. - H. : Nxb. Hà Nội, 2020. - 108tr.; 21cm. - (Học và làm theo Bác)
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành những tình cảm thương quý đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em. Người đã luôn quan tâm và đánh giá cao vị trí, vai trò của phụ nữ, ngày 8/3/1952 trong thư gửi phụ nữ Việt Nam nhân dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Ngày Quốc tế Phụ nữ, Người đã viết: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.

Nhằm giúp bạn đọc cảm nhận được những tư tưởng, tình cảm của Người đối với phụ nữ, góp phần vào việc tìm hiểu lòng nhân ái bao la của Bác - một trái tim yêu thương “mọi kiếp người”, năm 2020 Nxb. Hà Nội đã tái bản quyển sách “Đem sức ta mà giải phóng cho ta” của tác giả Trần Đình Huỳnh và Vũ Hoài Phương. 

Qua 108 trang, quyển sách giới thiệu 4 bài viết gồm: “Nỗi khổ nhục của người đàn bà bản xứ”; “Đem sức ta mà giải phóng cho ta”; “Anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang”; “Để lời Bác sáng mãi đường ta”. Trong đó, nêu rõ theo quan điểm của Hồ Chủ tịch về quyền bình đẳng gắn với tương lai phát triển của người phụ nữ, phải chú ý để xóa bỏ sự phân biệt giữa nam và nữ ở các mặt như: hoạt động xã hội, hôn nhân và gia đình, tự do cá nhân, điều kiện học tập, nghiên cứu, lao động sáng tạo phát huy trí tuệ, tài năng và cả những vấn đề liên quan đến sinh lý và tâm lý của phụ nữ. Có thể thấy, cũng như những nhà tư tưởng lớn nhất của thời đại, những nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại, Hồ Chủ tịch chỉ rõ điều kiện cho sự giải phóng thật sự và việc thực hiện quyền bình đẳng tự do, toàn diện cho phụ nữ là thước đo sự tiến bộ xã hội. 

Trong bài “Để lời Bác sáng mãi đường ta”, tác giả đã nhấn mạnh: Ghi nhớ và làm theo lời Bác dặn “Vì hạnh phúc trăm năm trồng người”, chúng ta bất cứ ai cũng phải đều cố gắng học tập để làm việc, làm người, bởi có biết làm việc mới biết làm người, và cũng chính có biết làm người mới biết trồng người, chăm sóc con người. Ý thức đầy đủ về cuộc “cách mạng to và khó” là giải phóng phụ nữ cũng chính là ý thức đầy đủ về tư cách và trách nhiệm làm người; ý thức đầy đủ về hạnh phúc của chính mỗi người và hạnh phúc của toàn xã hội.

Ngoài ra, sách con có phần phụ lục: Vài nét về Công ước Liên hiệp quốc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW); Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).

Trân trọng giới thiệu quyển sách “Đem sức ta mà giải phóng cho ta” đến quý bạn đọc.
Sách được phục vụ tại Thư viện TP Cần Thơ với mã số:
- Môn loại: 305.4209597 / Đ202S 
- Phòng Đọc: DV 59340
- Phòng Mượn: MA 23952-23953

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 3.8 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây