Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử Việt Nam / Đỗ Bang chủ biên, Lê Thị Tuyết Ba, Trương Minh Dục, Nguyễn Đình Dũng.... - H. : Nxb. Hà Nội, 2021. - 299tr. : Hình ảnh; 24cm

Thứ hai - 13/06/2022 04:23 1.659 0
Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử Việt Nam / Đỗ Bang chủ biên, Lê Thị Tuyết Ba, Trương Minh Dục, Nguyễn Đình Dũng.... - H. : Nxb. Hà Nội, 2021. - 299tr. : Hình ảnh; 24cm
Tập hợp các bài tham luận tại hội thảo khoa học "Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử Việt Nam" do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 23/4/2021, quyển sách cùng tên do GS.TS. Đỗ Bang chủ biên sẽ cung cấp thêm những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định vững chắc chủ quyền biển đảo của Việt Nam. 

Sách gồm 2 phần:
Phần 1 trình bày 13 tham luận chủ đề về “Hoàng Sa  và Trường Sa trong lịch sử” gồm: 
Quá trình xác lập chủ quyền của nhà nước Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Nguyễn Thanh Minh);
Đội Hoàng Sa và Bắc Hải khai thác, bảo vệ chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thời chúa Nguyễn; Chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa dưới triều Nguyễn (Đỗ Bang);
Diện mạo, phạm vi, hoạt động khai thác, thương mai và chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa thời Tây Sơn quan tư liệu đương thời ở các nước Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Scotland (Nguyễn Quang Trung Tiến);
Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838) thành tựu tổng hợp, dấu ấn nổi bật của lịch sử chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa (Nguyễn Quang Ngọc);
Hoạt động thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa dưới triều Minh Mệnh (1820 - 1841) (Lê Thị Hoài Thanh);
Tuần tra và kiểm soát tàu bè tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX (Phan Tiến Dũng, Nguyễn Anh Tuấn);
Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa (từ thời thuộc Pháp 1884 đến 1975) (Nguyễn Đình Dũng);
Thực hiện quản lý nhà nước và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia tại quần đảo Hoàng Sa từ năm 1954 đến năm 1978 (Trương Minh Dục);
Việc quản lý quần đảo Hoàng Sa từ năm 1975 đến nay (Lê Phú Nguyện)
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa thực thi và bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa (1956 -1975) (Trần Nam Tiến);
Trung Quốc với sự lựa chọn cơ hội xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Trường Sa năm 1988 - một tiếp cận đa diện (Trương Minh Dục);
Quản lý và bảo vệ quần đảo Trường Sa trong bối cảnh hiện nay (Ngô Văn Hà, Lê Thị Tuyết Ba).

Phần hai trình bày giải pháp đấu tranh bảo về chủ quyền, di sản và giáo dục truyền thống qua các tham luận:
Hệ thống các văn bản pháp luật về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường sa từ sau năm 1975 đến nay (Trần Việt Dũng);
Giải quyết tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế; từ nhận thức đến thực tiễn (Lê Nhị Hòa);
Tiếp tục hoạch định chính sách khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và phát triển kinh tế biển của Việt Nam trong tình hình mới (Nguyễn Thanh Minh);
Di sản Huế với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa: thực trạng và giải pháp (Phan Thanh Hải, Trần Văn Dũng)
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử giáo dục ở Thừa Thiên Huế (Trần Nguyễn Khánh Phong)
Thành tựu nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa trong lịch sử Việt Nam và một số vấn đề cần quan tâm (Nguyễn Quang Ngọc).

Là hội thảo chuyên gia mang tính quốc gia thể hiện tiếng nói khách quan khoa học của giới sử học, luật học về một vấn đề được nhân dân và quốc tế quan tâm, các tham luận được tập hợp trong quyển sách "Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử Việt Nam" bên cạnnh cung cấp thêm những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định vững chắc chủ quyền biển đảo của Việt Nam, còn cho chúng ta thấy góc nhìn thú vị về quá trình khai phá, quản lý, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của cha ông; góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc khẳng định tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân ta trong công cuộc gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển - đảo của Tổ quốc. Sách do 
Nxb. Hà Nội xuất bản năm 2021 với 299 trang.
Trân trọng giới thiệu quyển sách đến quý bạn đọc.
Sách được Thư viện TP. Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số:
▪ Ký hiệu phân loại: 320.109597 / H407S
▪ PHÒNG ĐỌC: DL.020206;
▪ PHÒNG MƯỢN: MA.025592; MA.025593

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây