Tư duy hệ thống trong công việc / Steven Schuster; Diệp Ngô dịch. - H. : Thế giới, 2020. - 163tr.; 20cm.

Thứ năm - 17/12/2020 03:18 2.822 0
Tư duy hệ thống trong công việc / Steven Schuster; Diệp Ngô dịch. - H. : Thế giới, 2020. - 163tr.; 20cm.
    Bạn có muốn tư duy một cách tinh vi hơn? Bạn có muốn tìm hiểu xem tại sao một số việc xảy ra có vẻ ngẫu nhiên nhưng một số khác lại dường như theo quy luật? Hay bạn có muốn trở nên năng suất hơn bằng việc tìm kiếm những cách làm đỡ tốn thời gian, công sức? Bạn có muốn tìm được cách làm việc thông minh hơn? 
    Quyển sách “Tư duy hệ thống trong công việc” của tác giả Steven Schuster (Diệp Ngô dịch) sẽ giúp bạn cách làm thế nào để thay đổi tư duy. Sách do NXB Thế giới ấn hành năm 2020 với 163 trang trình bày những kiến thức nền tảng của tư duy hệ thống; các mô hình và phương pháp tư duy hệ thống nhằm ứng dụng vào trong công việc, trong các mối quan hệ và cuộc sống hàng ngày qua 11 chương gồm: Tư duy hệ thống là gì? Các phần của tư duy hệ thống; Các loại tư duy; Cách thức chuyển tư duy từ tư duy hệ tuyến tính sang tư duy hệ thống; Thấu hiểu hành vi hệ thống; Lỗi hệ thống; Hệ thống suy giảm; Leo thang; Tại sao người giàu ngày càng giàu? Tư duy hệ thống trong các mối quan hệ; Thông điệp quan trọng từ tư duy hệ thống. 
    Đọc sách, bạn đọc sẽ hiểu rõ rằng: Mọi thứ trở nên rõ ràng hơn khi ta nhìn thế giới xung quanh theo cách toàn diện. Mỗi thành phần cấu thành nên một hệ thống rất quan trọng, nếu chúng thay đổi, hệ thống sẽ thay đổi. Cách thức nhận diện vấn đề để áp dụng loại tư duy phù hợp sẽ mang đến hiệu quả thiết thực cho các vấn đề. Việc chuyển từ tư duy tuyến tính sang tư duy hệ thống là không dễ dàng nhưng nó đáng giá để bạn thử. Việc thấu hiểu hành vi hệ thống được ví như việc bạn hiểu được quá trình gieo hạt trồng tất cả đều cần bước đệm thời gian, chứ không phải hạt sẽ lớn thành cây chỉ sau một đêm. Nếu mọi người có thể buông bỏ mục tiêu cá nhân của mình để chuyển nỗ lực và sức lực hướng tới mục tiêu lớn hơn và quan trọng hơn trong hệ thống thì chúng ta có thể đạt được những điều tuyệt vời. Những nhận thức tiêu cực sẽ làm suy giảm mục tiêu và tiêu chuẩn. Leo thang là vòng lặp phản hồi tăng cường và không thể duy trì cho đến phút cuối, cách tốt nhất là không bước vào nó ngay từ đầu. Chính vòng lặp phản hồi tăng cường đã được tạo ra và trở thành một bức tường kiên cố trong hệ thống của người giàu nên người giàu sẽ càng giàu hơn, nếu họ luôn tận dụng các ưu thế sẵn có. Áp dụng tư duy hệ thống để tạo nên các mối quan hệ bền vững là tránh các vòng lặp phản hồi tăng cường tập trung vào mặt tiêu cực. Bài học từ tư duy hệ thống đó là hãy mở rộng xem xét mọi khả năng để tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Đó chính là tìm kiếm sự đơn giản trong thế giới phức tạp. 
    Các bạn hãy tìm đọc quyển sách “Tư duy hệ thống trong công việc” để nâng cao kỹ năng quan sát, giải quyết vấn đề theo logic và làm việc thông minh hơn.
    Sách được Thư viện TP Cần Thơ phục vụ với ký hiệu phân loại: 153.4 / T550D.
    ▪ PHÒNG ĐỌC: DV.058925
    ▪ PHÒNG MƯỢN: MH.011726; MH.011727

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây