Hành trình chữ viết / Lê Minh Quốc. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2000. - 148tr.; 19cm. - (Phổ biến kiến thức phổ thông)

Chủ nhật - 06/09/2020 21:48 1.460 0
Hành trình chữ viết / Lê Minh Quốc. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2000. - 148tr.; 19cm. - (Phổ biến kiến thức phổ thông)
Trong tiến trình lịch sử nhân loại, chữ viết đến với chúng ta xuyên qua hàng ngàn năm, kể từ khi xuất hiệu những ký hiệu qua hình vẽ cho đến những trang sách, báo liên tục rời khỏi nhà in và đến nay là vô vàn con chữ trên môi trường internet. Vậy chữ viết được hình thành như thế nào? Trước hay sau ngôn ngữ? Sự ra đời các bảng chữ cái ra sao? Giấy ra đời từ khi nào? Chữ cho người mù do ai sáng tạo ra? Chữ Quốc ngữ hình thành như thế nào?,... 
Những câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong quyển sách “Hành trình chữ viết” do Lê Minh Quốc biên soạn. Nxb.Trẻ ấn hành năm 2000.
Qua 148 trang, sách chuyển tải đến bạn đọc những kiến thức liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của chữ viết. Bạn đọc sẽ biết được chữ viết ra đời cách đây bao nhiêu năm? Chữ Hán truyền vào Việt Nam từ lúc nào? Tạo sao ông cha ta sáng tạo ra chữ Nôm và giá trị ảnh hưởng của nó trong văn hóa nước nhà? Nghề giấy ở Việt Nam có từ bao giờ? Người Việt Nam đã biết đến công nghệ in vào lúc nào và tổ chức in ra sao? Người ta đã dùng biểu tượng, dấu hiệu... để thay thế cho chữ viết như thế nào? Trò chơi ô chữ xuất hiện từ lúc nào?...
Đọc quyển sách, chúng ta sẽ hiểu được tại sao gọi chữ viết là lời nói thuộc thị giác và có quyền năng lặng lẽ và có sức mạnh vô biên trong truyền đạt ý tưởng. Nó cho phép con người du hành qua thời gian và không gian, giúp con người tìm hiểu và khám phá về quá khứ. Khẳng định điều này, nơi bức tường của lối vào thư viện thành phố Brooklyn, New York, người ta có thể đọc: 
"Nơi đây lưu giữ hy vọng của những trái tim lớn
Với âm vang thăm thẳm câu nói bay đi
Sự mầu nhiệm của từ đến với chúng ta
 Bằng sự khôn ngoan bao đời tích lũy".

Ở đất nước ta, ngay sau khi giành được Độc Lập, ngày 3.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ “chống giặc đói, chống giặc dốt và giặc ngoại xâm”. Tháng 10.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng ra lời kêu gọi “Toàn dân chống nạn thất học”. Người đã viết những dòng tha thiết: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân giàu nước mạnh, mọi người Việt Nam phải biết quyền lợi, nghĩa vụ của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”. Qua đây, càng cho thấy tầm quan trọng rất đặc biệt của chữ viết đúng như lời một học giả uyên bác từng nhận định: “Sự phát minh của chữ viết, chỉ riêng nó thôi, còn quan trọng hơn toàn bộ những trận đánh trên toàn thế giới”.
Các bạn hãy tìm đọc quyển sách “Hành trình chữ viết” tại Thư viện TP. Cần Thơ với mã số:
▪ Ký hiệu phân loại: 495.922 / H107TR
▪ PHÒNG ĐỌC: DV.028567
▪ PHÒNG MƯỢN: MB.003068; MB.003069
 Tags: Chữ viết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây