THƯ VIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ - CANTHO PUBLIC LIBRARY

http://cantholib.org.vn


Kể chuyện Lê Quý Đôn / Đinh Mạnh Thoại. - Xuất bản lần thứ 7. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 1999. - 83tr.; 19cm

Kể chuyện Lê Quý Đôn / Đinh Mạnh Thoại. - Xuất bản lần thứ 7. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 1999. - 83tr.; 19cm
Lê Quý Đôn (1726 -1784) nhà nghiên cứu, nhà bác học Việt Nam, người trọn đời nêu nêu gương sáng tu thân, tề gia, trị quốc. Lê Quý Đôn nguyên là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, quê tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Thanh đã nhận định: “Trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến, Lê Quý Đôn là một học giả kiệt xuất nhất, một nhà khoa học lớn nhất, đã có những đóng góp hết sức to lớn vào kho tàng văn hóa của dân tộc, làm rạng rỡ nền văn hiến nước nhà và cho đến nay, nhiều ngành khoa học ở nước ta còn phải kế thừa những thành tựu lớn lao của ông để phát huy, phát triển.” 

Nhằm giúp bạn đọc hiểu về cuộc đời và những cống hiến của nhà bác học lỗi lạc Lê Quý Đôn, năm 1999 Nhà xuất bản Trẻ đã tái bản lần thứ 7 quyển sách “Kể chuyện Lê Quý Đôn” do Đinh Mạnh Thoại biên soạn. Với 83 trang, quyển sách kể về nhà bác học Lê Quý Đôn qua từng giai đoạn trong cuộc đời với các câu chuyện: 
Từ tấm bé, ứng đối tài ba; Bạn “vong niên” với cô Điểm; Đỗ Thủ khoa Hương Cống và đổi tên gọi; Bên người vợ hiền; Tuổi trẻ và chí hướng; 34 tuổi, đi sứ; Buồn, vui khi trở về; Hoa nở vườn quê; Đi vào Đàng Trong.

Trong đó, bài viết “Một phong cách đọc sách” cho biết từ thuở nhỏ Lê Quý Đôn đã là người siêng năng đọc sách và ghi chép cẩn thận. Ông từng nói với các bạn đồng môn: “Các huynh ạ, bộ óc con người, dù thông minh mấy, sức chứa cũng có hạn. Đọc, mà không nhớ, nhớ mà không ghi, làm sao giữ được sự chuẩn xác sau này làm căn cứ để bàn?".

Cho thấy, Lê Quý Đôn là người đọc sách không mệt mỏi, kiên trì sưu tầm tư liệu và độc đáo suy ngẫm để trước tác thật cuốn hút, say mê và đem lại lợi ích cho đời. Vì thế, bên cạnh sự nghiệp chính trị ích nước lợi dân, sự nghiệp văn chương của Lê Quý Đôn rất đồ sộ với nhiều thể loại: sử, thơ, văn, chú giải kinh điển, triết học, tổng loại tạp biên và tồn nghi.

Cuối quyển sách là Phục lục với các bài viết: Đọc sách “Kể chuyện Lê Quý Đôn”, Tiểu sử Lê Quý Đôn; Thư của sứ giả Triều Tiên gửi Lê Quý Đôn; Lê Quý Đôn qua đời. 

Với văn phong giản dị song đầy sinh động, giàu hình ảnh và mang tính khái quát cao, tác giả “Kể chuyện Lê Quý Đôn” mang đến cho độc giả món quà bổ ích. Đặc biệt, đối với các bạn trẻ, nhất là những ai lập nghiệp bằng con đường học vấn, hiểu về tài năng và nhân cách của Lê Quý Đôn, cũng góp phần tiếp thêm nghị lực để vượt qua những thử thách, những bộn bề của cuộc sống hôm nay. 

Sách được Thư viện TP. Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số:
▪ Ký hiệu phân loại: 895.92231 / K250CH
▪ PHÒNG ĐỌC: DV.026383;
▪ PHÒNG MƯỢN: MV.000230; MV.000231
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây