THƯ VIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ - CANTHO PUBLIC LIBRARY

http://cantholib.org.vn


Di chúc của Bác Hồ - Một giáo trình tiếng Việt độc đáo / Dương Thành Truyền. - In lần thứ 3. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2019. - 130tr.; 21cm. - (Di sản Hồ Chí Minh)

Di chúc của Bác Hồ - Một giáo trình tiếng Việt độc đáo / Dương Thành Truyền. - In lần thứ 3. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2019. - 130tr.; 21cm. - (Di sản Hồ Chí Minh)
Đã 50 năm kể từ ngày bản Di chúc đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố nhưng cho tới nay, những giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của văn kiện quý giá này vẫn còn nguyên giá trị. Di chúc của Bác là chúc thư của một lãnh tụ thiên tài, một nhà cách mạng lỗi lạc có tầm nhìn xa, trông rộng, một chiến sĩ cộng sản suốt đời yêu thương, trân trọng con người, phấn đấu hy sinh vì tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Quyển sách “Di chúc của Bác Hồ - Một giáo trình tiếng Việt độc đáo” do Dương Thành Truyền biên soạn, Nxb. Trẻ ấn hành năm 2019 sẽ giúp người đọc tìm hiểu việc sử dụng ngôn ngữ của Người trong Di chúc, để từ đó rút ra những bài học thực tiễn về các trường hợp nói và viết có hiệu lực.
Sách có độ dày 130 trang với bố cục 3 phần, ngoài ra còn có phần mở đầu gồm ảnh chụp toàn bộ bút tích Di chúc của Bác được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam công bố vào dịp 2-9-1989.
Phần 1 có tên gọi “Trên từng trang bản thảo” tập trung phân tích từng cụm từ, câu văn, từ các chữ viết hoa cho đến việc lựa chọn các từ ngữ thay thế. Phần 2 có nhan đề “Bốn năm không ngừng” phân tích sự thay đổi, lựa chọn cách sắp xếp cấu trúc văn bản, ngôn từ của Bác qua tổng thể các bản di chúc được Bác liên tục chỉnh sửa trong suốt 4 năm từ năm 1965 đến năm 1969. Đọc Di chúc của Người trong những bản thảo viết tay, dừng lại và chăm chút vào những chữ, những đoạn, những dòng đảo lên chuyển xuống, xóa đi chữa lại, lược bớt thêm vào, chúng ta nhận biết quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh tạo lập và hoàn thiện một văn bản. Đó là quá trình lao động ngôn từ đầy cẩn trọng, công phu và trách nhiệm.
Ở phần 3 “Một tấm gương lao động ngôn từ”, qua những dẫn liệu cụ thể, tác giả đã chứng minh một cách sinh động tấm gương lao động ngôn từ mẫu mực của Bác Hồ: cẩn trọng sửa đi sửa lại, công phu trong từng chữ, từng lời, từng đoạn kết nối nhau theo một trật tự logic chặt chẽ nhằm đến cách diễn đạt trong sáng, giản dị nhất có thể mà lại hiệu quả tối đa. Những bình luận phát hiện xác đáng đầy thuyết phục của tác giả về những điểm sửa đổi trong di chúc giúp bạn đọc thấy được những ý tứ tinh tế, sâu sắc trong ngôn ngữ Bác Hồ và di chúc trở thành một văn bản tiếng Việt độc đáo.
Đọc quyển sách, với việc tìm hiểu và học tập Bác Hồ trong thực hiện bản Di chúc, mỗi cán bộ đảng viên, công chức, viên chức cần rèn luyện cách nói, cách viết là thể hiện sâu sắc tấm gương yêu mến ngôn ngữ dân tộc, là góp phần làm cho tiếng Việt ngày càng trong sáng, ngày càng được quý trọng, ngày càng được rộng khắp như lòng mong muốn của Bác Hồ.
Quyển sách “Di chúc của Bác Hồ - Một giáo trình tiếng Việt độc đáo” hiện đang được phục vụ tại Thư viện TP. Cần Thơ. Bạn đọc tra tìm tài liệu theo mã số sau:
* Phòng đọc: 
959.704092/D300CH
- DV.56428
* Phòng mượn:
- 959.704092/D300CH
- MG.9675, MG.9676, MG.9677
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây