Khoa cử Việt Nam và truyện các ông Nghè / Vũ Ngọc Khánh. - H. : Văn hoá Dân tộc, 2018. - 299tr.; 21cm

Thứ bảy - 14/09/2019 04:19 1.446 0
Khoa cử Việt Nam và truyện các ông Nghè / Vũ Ngọc Khánh. - H. : Văn hoá Dân tộc, 2018. - 299tr.; 21cm
Thời phong kiến Việt Nam, hình ảnh những ông tiến sĩ, ông nghè vinh quy bái tổ luôn là một hình ảnh cao quý, là vinh dự lớn lao. Đó là thành quả của công phu học tập, tu dưỡng, những ông nghè và hệ thống khoa cử đóng góp không nhỏ vào nền văn hiến của quốc gia. Phải thừa nhận rằng, để xây dựng nước ta trở thành một quốc gia văn hiến, có một vị trí văn hóa nhất định có đóng góp không nhỏ của giáo dục khoa cử và các ông cống ông nghè.
Quyển sách “Khoa cử Việt Nam và truyện các ông Nghè” do Vũ Ngọc Khánh biên soạn, Nxb. Văn hóa Dân tộc ấn hành năm 2018 sẽ giới thiệu đến bạn đọc những câu chuyện, những giai thoại thú vị về các vị trạng nguyên, tiến sĩ được truyền tụng bởi tài học vấn, trí thông minh và lối ứng xử.
Phần 1 trình bày những nội dung chính về lịch sử khoa cử Việt Nam đến hết thời Nguyễn cùng những diễn giải liên quan đến danh hiệu ông nghè. Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam xác lập chế độ giáo dục khoa cử có hệ thống, sau đó có sự thay đổi vào các đời nhà Trần, Hồ Quý Ly. Sau chiến thắng Lam Sơn, các vua đầu triều Lê đã cho đặt Quốc Tử Giám (Thái học viện) là cơ quan giáo dục cao nhất trong nước với giảng đường, ký túc xá, kho tàng trữ sách phục vụ cho việc giảng dạy và học tập; chế độ thi cử đi vào nề nếp; nhà nước đặc biệt chú ý đến việc chọn lựa và đề cao tầng lớp nho sĩ;… Các thế kỷ tiếp theo, mặc dù có khi gặp biến cố chiến tranh, đất nước chia cắt nhưng việc học hành thi cử vẫn được tiến hành. Thế kỷ XIX bắt đầu với triều đại Gia Long, cũng lấy Nho học làm quốc giáo. Người đi học phải qua 3 kỳ thi lớn là thi Hương, thi Hội, thi Đình. Những bài làm trong các kỳ thi phải theo các quy tắc và thể thức rất nghiêm ngặt. Sau khi đỗ đạt, họ sẽ được xướng danh ông nghè, được vinh quy, lập bia tiến sĩ (thời Lê Thánh Tông), được nhà nước trưng dụng bổ nhiệm làm quan để phục vụ cho đất nước.
Phần 2 giới thiệu những chuyện, những giai thoại về các vị trạng nguyên, tiến sĩ xưa như: Lê Văn Thịnh, Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh, Nguyễn Thực, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đăng Cảo, Lê Quý Đôn, Giáp Hải, Nguyễn Thiến, Vũ Duệ,… Đây là những câu chuyện thú vị chủ yếu truyền tụng về tài học vấn, trí thông minh và lối ứng xử của các ông nghè, hay những mẩu chuyện về truyền thống hiếu học của các gia đình khoa - bảng, giúp người đọc rút ra bài học tôn vinh các bậc nhân tài, những người góp phần làm nên các giá trị văn hóa của đất nước.
Trân trọng kính mời quý vị và các bạn tìm đọc quyển sách “Khoa cử Việt Nam và truyện các ông Nghè” tại Thư viện TP. Cần Thơ. Bạn đọc tra cứu tài liệu với mã số:
* Phòng Đọc:
- 370.9597/KH401C
- DV.54979
* Phòng Mượn:
- 370.9597/KH401C
- MA.19594, MA.19595

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây