• THÔNG TIN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
LƯỢT TRUY CẬP
451,419
|
• NÔNG NGHIỆP (AGRICULTURE)
1/. Báo cáo phân tích giới trong kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Lâm Đồng / Phạm Minh Thoa, Kalpana Giri, Elizabeth Eggerts.- USAID Lowering Emissions in Asia’s Forests, 2015.- 41 tr. Tóm tắt: Báo cáo là kết quả phân tích giới nhằm hỗ trợ việc lồng ghép giới trong quá trình xây dựng PRAP tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở các chiến lược quốc gia và các quy định quốc tế chủ yếu về bình đẳng giới và tăng quyền cho phụ nữ liên quan tới REDD+. Kết quả cuối cùng của việc nghiên cứu phân tích là các khuyến nghị cụ thể để điều chỉnh, bổ sung nội dung bình đẳng giới vào dự thảo PRAP của tỉnh Lâm Đồng nhằm đảm bảo kế hoạch hành động này phù hợp với PRAP cấp tỉnh, cấp quốc gia và các văn bản pháp lý của quốc gia.+ Truy cập 131 lượt+ Từ khóa: GIỚI | BÌNH ĐẲNG GIỚI | PHỤ NỮ | RỪNG | TRỒNG RỪNG | LÂM ĐỒNG»
Xem dữ liệu số hóa dạng PDF
|
2/. Forest tenure policies and legislation in Cambodia, Nepal and Viet Nam: Status, gaps and way forward / Yurdi Yasmi, Ganga Ram Dahal, Patrick B. Durst.- Food and Agriculture Organization United Nations, 2016.- 8 p. Tóm tắt: Khung pháp lý hiện hành tại Campuchia, Nepal và Việt Nam trong giải quyết vấn đề quyền sử dụng đất lâm nghiệp và công nhận quyền của chủ rừng và đất rừng hợp pháp. Mỗi quốc gia ở các giai đoạn cải cách lâm nghiệp tương đối khác nhau. Tuy nhiên, những khoảng trống chính sách lớn thường tồn tại trong việc phân bổ và chuyển giao quyền sở hữu, đảm bảo công bằng và giải quyết tranh chấp quyền sở hữu, bình đẳng giới, xác định vai trò của các nhân tố trong và ngoài nhà nước, phản ứng với biến đổi khí hậu và sinh kế của các cộng đồng phụ thuộc vào rừng.+ Truy cập 119 lượt+ Từ khóa: PHÁP LÝ | CHÍNH SÁCH | RỪNG | CỘNG ĐỒNG | CAMPUCHIA | NEPAL | VIỆT NAM»
Xem dữ liệu số hóa dạng PDF
|
3/. Vietnam wood villages in the context of market integration: Status and policy options for sustainable development / To Xuan Phuc, Dang Viet Quang, Nguyen Ton Quyen.- Forest Trends, VIFORES, 2018.- 30 p.Tóm tắt: Tài liệu mô tả thực trạng sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ của 5 làng nghề gỗ vùng đồng bằng sông Hồng. Các làng nghề gỗ này điển hình cho các làng có sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ quý nhập khẩu, có rủi ro cao về tính pháp lý để sản xuất đồ gỗ có giá trị cao, phục vụ nhóm khách hàng khá giả tại thị trường nội địa (La Xuyên, Vạn Điểm, Đồng Kỵ) và xuất khẩu (Đồng Kỵ). Một số làng (Liên Hà, Hữu Bằng) sử dụng gỗ nguyên liệu đầu vào rủi ro thấp, thân thiện về môi trường, bao gồm gỗ nhập khẩu từ Mỹ, EU, gỗ rừng trồng trong nước và các loại ván công nghiệp để sản xuất các sản phẩm phục vụ nhóm khách hàng bình dân trong nước. + Truy cập 114 lượt+ Từ khóa: LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG | GỖ | ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG | VIỆT NAM»
Xem dữ liệu số hóa dạng PDF
|
|
|