Sổ tay du lịch di sản kiến trúc Việt Nam / Tomoda Hiromichi chủ biên; Việt Nguyễn, Khánh Huyền dịch; Nguyễn Thị Bích Ngọc, Lý Thế Dân hiệu đính. - H. : Xây dựng, 2021. - 245tr. : Hình ảnh; 21cm

Thứ ba - 15/02/2022 04:33 1.464 0
Sổ tay du lịch di sản kiến trúc Việt Nam / Tomoda Hiromichi chủ biên; Việt Nguyễn, Khánh Huyền dịch; Nguyễn Thị Bích Ngọc, Lý Thế Dân hiệu đính. - H. : Xây dựng, 2021. - 245tr. : Hình ảnh; 21cm
Nhận thấy lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây và cho rằng du khách đến Việt Nam không chỉ muốn ngắm nhìn vẻ ngoài của những đô thị, thưởng thức món ăn, mua đồ gốm sứ, tận hưởng vẻ đẹp thiên... mà còn muốn trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa cũng như cuộc sống của người dân Việt Nam. Vì vậy, tác giả Tomoda Hiromichi (Nhật) đã chọn ra các công trình kiến trúc, phố cổ, nhà cổ có giá trị hơn cả để giới thiệu tới quý độc giả qua quyển sách “Sổ tay du lịch di sản kiến trúc Việt Nam”.

Sách do Việt Nguyễn, Khánh Huyền dịch; Nguyễn Thị Bích Ngọc, Lý Thế Dân hiệu đính, Nxb. Xây dựng xuất bản năm 2021 với độ dày 245 trang, bố cục 3 phần với 11 chương.

Phần 1 “Vùng bắc bộ” viết về trung tâm giao thương ở vùng Đồng bằng Châu thổ sông Hồng - Hà nội (các bài viết như: Hà Nội 36 phố phường, Nhà cửa trong khu phố cổ, Phố người Hoa giữa lòng Hà Nội, Đền chùa ở Hà Nội, Thanh hóa - Cuội nguồn của nước Việt, Thành nhà hồ - công trình thành bằng đá quy mô lớn, di tích Lam Kinh - nơi cất giữ hồi ức về một thời vàng son). Đề cập đến kiến trúc Pháp ở Hà Nội với các bài viết: Khám phá nhà cổ Pháp tại Hà Nội từ đê sông Hồng, Kiến trúc Pháp ở trung tâm Hà Nội, Khu người Pháp cũ, Trào lưu hiện đại (modernism) và kiến trúc Gothic. Và cung cấp cho người đọc cái nhìn khái quát về nhịp sống đô thị Hà Nội hiện đại qua các bài viết về nhà phố cổ, biệt thự kiểu Pháp, chung cư, nhà ống, cũng như phản ánh bóng dáng của các vị anh hùng và nhà dân ở nông thôn Bắc Bộ qua nghiên cứu về các ngôi đình, đền, chùa, những ngôi làng và những ngôi nhà truyền thống. 

Phần 2 “Vùng Trung Bộ” giới thiệu đến độc giả kiến trúc kinh đô của triều Nguyễn, phong cách kiến trúc đô thị phố cổ và thương cảng Hội An. Tiếp đến lần theo những dấu vết huy hoàng của văn hóa Chăm-pa với những kiến trúc tôn giáo đặc trưng, cũng như khám phá Mỹ Sơn vùng đất linh thiêng có bức tường bí ẩn bao quanh. Tác giả cũng ghi lại chuyến đi đến Đồng Dương - Trung tâm Phật giáo và đi đến thăm làng dân tộc Cơ Tu với những trải nghiệm đáng nhớ.

Phần 3 “Vùng Nam Bộ” với những bài viết về sự ra đời của Sài Gòn, dấu tích của thời kỳ mở cảng và khu phố Tàu - Chợ Lớn, sự nhộn nhịp của đại đô thị kiến trúc hiện đại của thành phố Hồ Chí Minh qua các tòa nhà, những chung cư mới. Tiếp đến dẫn dắt bạn đọc đến với những khu nghỉ dưỡng, nghỉ mát thanh bình kiến trúc Pháp ở Đà Lạt, Nha Trang, Huế. Hay cùng xuôi về miền Tây Nam Bộ tham quan kênh rạch, thăm làng cổ Cái Bè và tìm hiểu về đặc trưng nhà cổ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Được chắp bút bởi những nhà nghiên cứu đã từng phụ trách các cuộc điều tra nhà cổ ở Việt Nam, giới thiệu những di sản kiến trúc, cách sống, văn hoá tín ngưỡng của người dân Việt Nam ở ba miền Bắc, Trung, Nam, “Sổ tay du lịch di sản kiến trúc Việt Nam” sẽ giúp độc giả, nhất là khách du lịch có thêm thông tin để trải nghiệm những chuyến du lịch thú vị trên đất nước hình chữ S này.

Sách được Thư viện TP. Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số:
▪ Ký hiệu phân loại: 720.9597 / S450T
▪ PHÒNG ĐỌC: DV.060438
▪ PHÒNG MƯỢN: MG.010845; MG.010846

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây