An toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội / Phạm Duy Trung, Đinh Văn Kết, Trần Anh Tú. - H. : Thông tin và Truyền thông, 2020. - 199tr.; 21cm

Thứ hai - 18/10/2021 05:39 1.251 0
An toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội / Phạm Duy Trung, Đinh Văn Kết, Trần Anh Tú. - H. : Thông tin và Truyền thông, 2020. - 199tr.; 21cm
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của các thiết bị thông minh là sự phát triển của các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTube,… Những trang mạng xã hội này mang đến rất nhiều lợi ích giúp việc giao lưu, kết nốivới bạn bè, người thân và mọi người trên thế giới. Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra những vấn đề, thách thức về mặt an toàn, bảo mật thông tin riêng của người dùng. Nhất là trong bối cảnh có hàng trăm vụ lộ lọt thông tin người dùng lớn, hàng triệu vụ tấn công lừa đảo người dùng được thực hiện qua kênh mạng xã hội hàng năm.

Quyển sách “An toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội” do các tác giả Phạm Duy Trung, Đinh Văn Kết, Trần Anh Tú biên soạn, Nxb. Thông tin và Truyền thông xuất bản năm 2020.
Với 199 trang, sách bao gồm 3 chương: 

Chương 1 trình bày khái niệm, phân loại, ưu nhược điểm của mạng xã hội và an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội; Tình hình an toàn mạng xã hội trên thế giới và Việt Nam; Sự cấp thiết của việc đảm bảo an toàn mạng xã hội; Vấn đề bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội.

Chương 2 đề cập những nguy cơ mất an toàn mạng xã hội như: Các lỗ hổng, điểm yếu của thiết bị, ứng dụng; Mất dữ liệu, thông tin cá nhân; Lừa đảo, đánh cắp tài khoản; Tiếp cận nội dung giả mạo, xấu độc; Phần mềm độc hại; Mối đe dọa riêng tư; Tấn công phi kỹ thuật; Các hành vi đe dọa hoặc lợi dụng trên mạng xã hội.

Từ đó, trình bày các giải pháp phòng, chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội đối với tổ chức doanh nghiệp, cá nhân, nhà quản lý. Đồng thời, hướng dẫn sử dụng mạng xã hội an toàn với các nguyên tắc:
- Chỉ kết bạn với những người mình thực sự biết và tin tưởng;
- Không click vào những thông tin vô bổ, độc hại (bởi mạng xã hội sử dụng các thuật toán thông minh để xác định các mối quan tâm của bạn, do đó nếu bạn click vào càng nhiều thông tin vô bổ, độc hại thì bạn sẽ càng có xu hướng được cung cấp nhiều loại thông tin này hơn);
- Để bạn bè online biến thành offline (trước khi gửi lòng tin cho ai nên tìm cơ hội gặp gỡ trò chuyện trực tiếp);
- Chia sẻ quan điểm, đừng chia sẻ thông tin cá nhân;
- Hãy sử dụng mạng để học hỏi, không phải để trút giận;
- Hãy hạn chế thời gian sử dụng mạng xã hội.
- Người dùng cần thường xuyên nâng cao nhận thức và hiểu biết để tránh kẻ xấu lợi dụng; cần kiểm duyệt thông tin; không chia sẻ và “thích” những thông tin xuyên tạc, bôi nhọ người khác; cẩn trọng với các phần thưởng lạ, không nhấp chuột vào các liên kết hay tải về các tập tin lạ; hạn chế đăng nhập tài khoản ở những máy tính dùng chung.
- Quản lý chặt chẽ thông tin cá nhân đưa lên mạng xã hội, tránh bị kẻ xấu lợi dụng.
- Cẩn thận khi tham gia các trò chơi/ứng dụng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền riêng tư của người dùng.
- Sử dụng mật khẩu mạnh và thay đổi mật khẩu định kỳ để đảm bảo an toàn.
- Hãy là người dùng thông thái, biết chọn lọc thông tin, và năm vững các hiểu biết về pháp luật, các quy tắc ứng xử lịch sự trên mạng xã hội. 
Cuối quyển sách là chương 3 trình bày nội dung về xử lý, khắc phục sự cố an toàn mạng xã hội.

“An toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội” được Thư viện TP. Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số: 
▪ Ký hiệu phân loại: 302.3 / A105T
▪ PHÒNG ĐỌC: DV.060095
▪ PHÒNG MƯỢN: MA.024828; MA.024829

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây