Gia đình trung lưu ở Việt Nam với các quá trình phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá / Trịnh Duy Luân, Nguyễn Xuân Mai. - H. : Khoa học Xã hội, 2021. - 382tr.; 21cm

Chủ nhật - 17/04/2022 22:35 1.069 0
Gia đình trung lưu ở Việt Nam với các quá trình phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá / Trịnh Duy Luân, Nguyễn Xuân Mai. - H. : Khoa học Xã hội, 2021. - 382tr.; 21cm
Trong xã hội, tầng lớp trung lưu là một bộ phận trong cấu trúc phân tầng xã hội, là tầng lớp “giữa” (nhóm nghèo và nhóm giàu có) góp phần “trung hòa” sự phân cực xã hội. Xã hội nào có tầng lớp trung lưu chiếm tỷ trọng càng lớn, thì mức độ phân cực xã hội càng giảm, cơ hội đảm bảo sự đồng thuận xã hội càng nhiều hơn. Tầng lớp trung lưu cũng sẽ nuôi dưỡng, phát triển một văn hóa riêng, kế thừa các giá trị truyền thống và hội nhập với các giá trị hiện đại, củng cố vốn con người, thông qua giáo dục và chuyên môn hóa sâu những nghề nghiệp của xã hội hiện đại, phát triển. 

Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tìm hiểu về gia đình Việt Nam, năm 2021 Nxb. Khoa học xã hội đã xuất bản quyển sách “Gia đình trung lưu ở Việt Nam với các quá trình phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá” do GS. TS. Trịnh Duy Luân chủ trì nghiên cứu. Sách dày 382 trang, nội dung gồm 6 chương:

Chương 1 đến chương 3 trình bày tổng quan nghiên cứu, các khái niệm, những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội, cũng như quan hệ gia đình của gia đình trung lưu ở Việt Nam hiện nay.
Chương 4 đến chương 6  trình bày những nghiên cứu gia đình trung lưu với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá dưới góc nhìn xã hội học.

Từ các kết quả nghiên cứu, các tác giả cũng trình bày một số đề xuất định hướng chính sách nhằm nâng cao vị thế, vai trò của các giai đình trung lưu trong các quá trình phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của nước ta trong thời gian tới.  Đó là: 

- Thúc đẩy tương tác gia đình trung lưu với phát triển kinh tế như: Hỗ trợ đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản lý doanh nghiệp hộ gia đình; Hỗ trợ sự phát triển của nhóm gia đình trung lưu “mới” trong chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, ưu tiên các ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn, hàm lượng chất xám cao...

- Thúc đẩy tương tác gia đình trung lưu với phát triển xã hội như: Tạo môi trường thể chế thuận lợi để khuyến khích sự tham gia xã hội của các gia đình trung lưu; Tạo điều kiện cho các gia đình trung lưu tập hợp và hỗ trợ nhau phát triển thông qua hoạt động của các hiệp hội nghề nghiệp, thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế... 

- Thúc đẩy tương tác gia đình trung lưu với phát triển văn hóa như: Khuyến khích bảo tồn các giá trị truyền thống tích cực của gia đình trung lưu bên cạnh tiếp nhận các giá trị mới, hiện đại; hình thành mô hình văn hóa ứng xử điển hình của gia đình trung lưu trong quá trình phát triển; Tăng cường hoạt động khởi nghiệp cho các cá nhân, gia đình, đặc biệt nhóm “tiền trung lưu”, tạo cơ hội cho họ vượt lên thành các gia đình trung lưu đông đảo vững mạnh;...

Với những nghiên cứu và khảo sát thực tế về gia đình trung lưu Việt Nam, quyển sách “Gia đình trung lưu ở Việt Nam với các quá trình phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá” là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các nhà lãnh đạo, quản lý và những bạn đọc quan tâm đến đề tài này.

Trân trọng giới thiệu quyển sách đến bạn đọc.
Sách được Thư viện TP. Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số:   

▪ Ký hiệu phân loại: 306.8509597 / GI-100Đ
▪ PHÒNG ĐỌC: DV.060748;
▪ PHÒNG MƯỢN: MA.025479; MA.025480

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây