Công lý và sự thể hiện công lý trong Hiến pháp Việt Nam / Nguyễn Xuân Tùng. - H. : Tư pháp, 2021. - 259tr.; 21cm

Thứ năm - 06/10/2022 04:22 1.041 0
Công lý và sự thể hiện công lý trong Hiến pháp Việt Nam / Nguyễn Xuân Tùng. - H. : Tư pháp, 2021. - 259tr.; 21cm
Công lý là một giá trị phổ quát của nền văn minh nhân loại, là căn cứ đạo lý đúng đắn để chính quyền tổ chức, quản lý xã hội và Tòa án giải quyết các xung đột, tranh chấp, tạo sự đồng thuận, ổn định và trật tự xã hội.

Trong lịch sử phát triển của Nhà nước cách mạng nhân dân, quan niệm về công lý đã xuất hiện từ rất sớm - ngay từ năm 1945, với tư cách là một giá trị “chính trị - tư pháp”, phản ánh bản chất ưu việt của chế độ mới và mang tính chất định hướng phát triển sâu sắc cho nền tư pháp Việt Nam. Từ năm 1986, cùng với chính sách nhất quán về đổi mới kinh tế và quyết tâm chính trị dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội, công lý cùng những giá trị thiên chức của mình, từng bước chiếm lĩnh một vị trí trọng yếu, thiêng liêng và trở thành một nội dung cơ bản tại các văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng hàng đầu như cương lĩnh, nghị quyết - văn kiện thể hiện đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam hay tại Hiến pháp - đạo luật cơ bản, văn kiện thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ.

Nhằm khái quát cũng như cung cấp cho độc giả một góc nhìn và luận giải thấu đáo hơn nhận thức về công lý, những giá trị cơ bản của công lý, vai trò bảo vệ công lý của Tòa án, sự thể hiện và phát huy các giá trị công lý trong Hiến pháp để tổ chức và quản lý xã hội, năm 2021 Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản quyển sách “Công lý và sự thể hiện công lý trong Hiến pháp Việt Nam” của TS.  Nguyễn Xuân Tùng. 
Sách gồm 4 chương được chuyển tải qua 259 trang:

Chương 1 trình bày về công lý trong nền khoa học pháp lý thế giới với các nội dung: các tư tưởng sơ khai, khái niệm, cơ sở kinh tế - xã hội cho sự hình thành công lý; các thành tố thiết yếu và đặc điểm cơ bản của công lý; phân loại công lý.

Chương 2 trình bày về công lý tại Việt Nam với các nội dung gồm: Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng công lý trước năm 1945; Lý luận về công lý giai đoạn từ năm 1945 đến nay; Tư tưởng Hồ Chí Minh về công lý.

Chương 3 đề cập sự thể hiện công lý trong Hiến pháp một số nước trên thế giới và Việt Nam.

Chương 4 nêu quan điểm, giải pháp thúc đẩy và bảo vệ công lý ở Việt Nam hiện nay.

Trong đó, cuối quyển sách tác giả đưa ra nhận định: “Công lý đã và đang chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và là một giá trị nền tảng trong tổ chức và quản lý xã hội giai đoạn hiện nay. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định các giá trị của công lý cùng với yêu cầu, nhiệm vụ “bảo vệ công lý”.  Để thúc đẩy và phát huy các giá trị của công lý trong tổ chức và quản lý xã hội trong thời gian tới, cần tiếp tục tập trung nghiên cứu, hoàn thiện đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về công lý, hoàn thiện các chế định của Hiến pháp, các quy định của pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế bảo vệ công lý, đẩy mạnh tuyên truyền, tạo dựng văn hóa, lối sống dựa trên pháp luật và công lý cũng như tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo lý luận về công lý”

Trân trọng giới thiệu quyển sách cùng bạn đọc.
Sách được Thư viện thành phố Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số: 
▪ Ký hiệu phân loại: 342.59702 / C455L
▪ PHÒNG ĐỌC: DV.060955
▪ PHÒNG MƯỢN: MA.025706; MA.025707

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây