Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ / Bùi Đức Tịnh. - Tp. Hồ Chí Minh : Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2022. - 118tr.; 19cm

Thứ sáu - 15/07/2022 05:31 920 0
Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ / Bùi Đức Tịnh. - Tp. Hồ Chí Minh : Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2022. - 118tr.; 19cm
“Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ” là quyển sách tập hợp các kinh nghiệm của tác giả Bùi Đức Tịnh trong quá trình tìm hiểu, hệ thống hóa và minh họa về nguồn gốc ở địa danh ở Nam Bộ. 

Theo tác giả: 
“Các địa danh nói chung thường phản ánh một đặc điểm thiên nhiên, xã hội hay lịch sử. Địa danh cũng bị chi phối bởi những quy luật của ngôn ngữ đã sáng tạo hay chấp nhận và phổ biến.

Trong khối thống nhất của đất nước và dân tộc, Nam Bộ biểu hiện một số nét đặc thù về địa danh tạo thành do những nhân tố thiên nhiên và lịch sử riêng biệt. Là vùng đất đến sau nhất ở phần cực Nam của lãnh thổ nước nhà trải dài về vĩ độ, Nam Bộ cũng là nơi mà trong cuộc sống chung của người Việt với với các dân tộc đến trước và đến sau đã có một sự hòa hợp khá rõ rệt về ngôn ngữ. Sự kiện này biểu hiện một cách dễ thấy nhất ở lĩnh vực địa danh.

Nhưng sự hòa hợp ở đây đúng ra là một sự đồng hóa đến mức độ còn giữ lại những gì tiếng Việt có thể chấp nhận được ở ngôn ngữ cần đồng hóa. Và chính những đại danh tạo thành do sự Việt hóa ngôn ngữ của dân tộc khác cũng có đủ nhân tố Việt Nam để có thể đóng góp vào sự phát triển của tiếng Việt nói chung. Khỏi phải nói rằng đóng góp này là việc tất nhiên về phần các địa danh phản ánh đặc điểm thiên nhiên, xã hội hay lịch sử.

Vì vậy, tìm hiểu một cách tổng quát các địa danh ở Nam Bộ là tạo điều kiện vừa để củng cố tính thống nhất của ngôn ngữ dân tộc vừa để phát huy khả năng đóng góp của các từ địa phương vào sự phong phú hóa ngôn ngữ thống nhất.”

Với 118 trang, tác giả chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về nguồn gốc địa danh ở Nam Bộ qua 4 chương: Địa danh được dùng cho các loại vật thể nào? Phương cách đặt tên cho từng loại vật thể; Những biến đổi liên hệ đến địa danh; Một số từ tố thường thấy trong các loại địa danh.

Tác giả cũng nhận định: “Địa danh phản ánh sự liên tục của lịch sử đời sống trong một vị trí và do đó chính nó cũng phải có một cuộc sống lâu dài. Thế mà một số không nhỏ địa danh đã được đặt bằng những địa điểm chỉ tồn tại trong một thời gian hạn chế… Vậy để phục vụ đời sống xã hội tốt hơn, nên điều chỉnh lại những địa danh không còn giữ đúng chức năng phân biệt được nơi này với nơi khác.”

Tìm đọc “Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ”, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức về lịch sử văn hóa và ngôn ngữ ở Nam Bộ. Đây còn là tài liệu tham khảo có ích cho công tác đặt đổi tên địa danh phù hợp hơn trong giai đoạn hiện nay.

Sách do Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh xuất bản năm 2022. 
Thư viện TP. Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số: 
▪ Ký hiệu phân loại: 915.977 / L557KH
▪ PHÒNG ĐỌC: DV.061411
▪ PHÒNG MƯỢN: MG.011128; MG.011129

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây