Chúng ta đòi hoà bình : Huỳnh Tấn Mẫm và phong trào yêu nước, tranh đấu của thanh niên, sinh viên, học sinh Sài Gòn, 1969 - 1975 / Đoàn Yên Kiều thể hiện. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2022. - 479tr.; 23cm 

Thứ tư - 22/02/2023 04:35 1.272 0
Chúng ta đòi hoà bình : Huỳnh Tấn Mẫm và phong trào yêu nước, tranh đấu của thanh niên, sinh viên, học sinh Sài Gòn, 1969 - 1975 / Đoàn Yên Kiều thể hiện. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2022. - 479tr.; 23cm 
Phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh Sài Gòn và các đô thị miền Nam là khúc ca bi tráng trong một giai đoạn lịch sử, được viết bằng máu và nước mắt của hàng vạn bạn trẻ đô thị miền Nam. Những con người từng bước qua cuộc đấu tranh đòi Hòa Bình luôn giữ lại trong phần sâu thẳm con tim mình những hình ảnh không bao giờ quên. Họ có niềm khao khát được nghe lại, kể lại khoảnh khắc lịch sử ấy để đi tiếp chặng đường cuối cuộc đời bằng niềm tự hào và tâm hồn thanh thoát vì đã làm tròn ý nguyện. Họ muốn để lại cho con cháu những câu chuyện kể để thế hệ sau biết được thế hệ cha ông đã sống và tranh đấu cho đất nước như thế nào”. 
(Trích “Chúng ta đòi hoà bình”)

Chúng ta đòi hoà bình : Huỳnh Tấn Mẫm và phong trào yêu nước, tranh đấu của thanh niên, sinh viên, học sinh Sài Gòn, 1969 - 1975 là hồi ức tập thể của những thành viên nồng cốt của phong trào yêu nước của thanh niên, sinh viên, học sinh Sài Gòn giai đoạn 1969 - 1975 về một giai đoạn hào hùng trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ của nhân dân thành phố Sài Gòn - Gia Định, một trang trong lịch sử dân tộc.

Ban liên lạc Phong trào Thanh niên Sinh viên Học sinh Sài Gòn - Gia Định trước năm 1975 chọn nhân vật Huỳnh Tấn Mẫm làm nhân vật trong tâm cho câu chuyện. Là một đảng viên cộng sản bí mật, hoạt động công khai trong phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh, Chủ tịch Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn Huỳnh Tấn Mẫm thể hiện rõ vai trò nổi bật của thủ lĩnh sinh siên, xuất sắc trong học tập để giữ vững vị thế công khai, thông minh, mưu trí trong đấu tranh và kiên trung khôn khéo để giữ vững khí tiết khi sa vào tay địch. Địch nghi ông là cộng sản nhưng không cách nào vô hiệu hóa, cầm tù hay thủ tiêu được. Ông đã cùng với những người trí thức trẻ tay không vũ khí nhưng ý chí mãnh liệt đã vượt qua lựu đạn cay, phi tiễn, dùi cui, ma trắc… những đòn tra tấn đến “giập lục phủ ngũ tạng”, những đòn mua chuộc, tâm lý chiến của kẻ thù, những mưu sâu kế hiểm, đòn thế chính trị nhằm vô hiệu hóa và chi phối phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh. Nhưng những thanh niên trí thức yêu nước ấy đã thể hiện óc sáng tạo, sự chủ động và linh oạt đến kỳ lạ trong phương thức đấu tranh, liên tục làm thất bại những thủ đoạn của chính quyền Sài Gòn. Họ có muôn vàn ý tưởng đấu tranh, từ hội họp, tập văn nghệ, làm báo, tập võ, tuyệt thực đấu tranh, xuống đường biểu tình đòi tự trị đại học, đòi hòa bình, dân sinh dân chủ đến chống quân sự học đường, chống bầu cử độc diễn, đốt xe Mỹ… Thanh niên, sinh viên, học sinh đã trở thành lực lượng xung kích trong phong trào đấu tranh tại đô thị, góp phần làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam.

Từ lời kể của bạn bè, trong đó, đồng chí Huỳnh Tấn Mẫm là lãnh tụ sinh viên được mọi người yêu mến nhưng chưa bao giờ thể hiện mình là người lãnh đạo một phong trào rộng lớn, nhưng đã tạo nên làn sóng phá bờ của hàng vạn con người trẻ nhiệt huyết. Ông đã hoàn thành trọn vẹn nghĩa vụ của mình đối với phong trào, đối với lịch sử với tư cách một sinh viên yêu nước, một người Việt Nam yêu nước. 
 
Đọc “Chúng ta đòi hoà bình : Huỳnh Tấn Mẫm và phong trào yêu nước, tranh đấu của thanh niên, sinh viên, học sinh Sài Gòn, 1969 - 1975” bạn đọc sẽ thấy được bức tranh hoành tráng của một thời kỳ sôi động của tuổi trẻ các đô thị miền Nam được khắc họa chân thật, sống động và đầy tình cảm bởi những người trong cuộc - những nhân chứng lịch sử đã cùng thở, cùng bước đi và cùng dấn thân.

Trân trọng giới thiệu quyển sách đến bạn đọc. Sách được Thư viện thành phố Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số:
- Môn loại: 371.8 / CH513T
- Phòng đọc Tổng hợp: DL 20919
- Phòng Mượn: MA 26917-26918

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây