Bài giới thiệu sách tuần 4 tháng 11

Thứ ba - 28/11/2023 20:09 235 0
Đọc những trang sách này, các bạn sẽ hiểu thêm giá trị của việc “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, để từ đó hoàn thiện nhân cách, trở thành người Biết sống – Biết nói – Biết viết và Biết học, để thành công trong cuộc sống.
hình bìa sách tuần 4 tháng 11
hình bìa sách tuần 4 tháng 11
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của phương tiện truyền thông và giao thông vận tải, các nơi xa xôi nhất của hành tinh như được thu ngắn lại, con người có cơ hội gần gũi và giao dịch với nhau nhiều hơn trước. Càng gần nhau, càng thêm hiểu biết nhau, con người càng cần tới những phép tắc lịch sự để mọi người đều được sống thoải mái, thân thiện và quí mến nhau hơn.
          Phép lịch sự là một báu vật luân chuyển trong dòng đời, mỗi thời đại có một cách thể hiện riêng, nhằm mục đích giúp cho người ta làm việc, sinh hoạt, giao tiếp thế nào để thu đươc tình cảm của người đối diện với mình, của những người ở xung quanh và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
           Phép lịch sự dành cho mọi người, ở mọi lúc, mọi nơi. “Nói chuyện với một em bé cũng phải có vẻ trân trọng chẳng khác gì đối với một quan tòa; với trí thức cũng như với viện sĩ hàn lâm; với phụ nữ cũng giống như đối với người cựu chiến binh, nếu không sẽ làm cho người ta phiền lòng vì bị tổn thương”.
          Từ việc nhỏ nhặt như chọn một mẫu giấy viết thư cho bạn bè đến những hoạt động có tầm vóc lớn lao trong lĩnh vực văn hóa, ngoại giao… đều cần có phép lịch sự. Cuốn sách “Học ăn, học nói, học gói, học mở” do Hoàng Liên biên soạn, góp nhặt nhiều kinh nghiệm sống bổ ích, nhiều mẩu chuyện ngộ nghĩnh lý thú, lời khuyên hữu ích cho thanh niên sắp bước vào đời. Nó là cuốn sách quí trong tủ sách gia đình, hướng dẫn các qui tắc về giao tế dựa trên các nguyên tắc luân lý được thừa nhận ở nơi công cộng. Tác giả sắp xếp cuốn sách này trong bốn phần chính: Biết sống – Biết nói – Biết viết và Biết học.
          Phần mở đầu: Biết sống, biết sống có nghĩa là luôn luôn quan sát những khuôn phép và tập tục của một xã hội tốt đẹp để có thể hội nhập vào đó một cách thoải mái. Biết sống, ở đây tức là biết chứng tỏ mình là người cao thượng ở mọi lúc mọi nơi. Phép lịch sự được đề cập trước tiên trong phần này, phép lịch sự được định nghĩa là “cách ứng xử tế nhị để tỏ lòng mến mộ và nhân hậu của mình”, với định nghĩa này thì phép lịch sự được tác giả phân tích ra sao? Nó có tầm quan trọng như thế nào trong giao tiếp và trong đời sống? Mời quý vị cùng tìm đọc từ trang 11- trang 14 sẽ rõ nhé! Không những thế, những đức tính biểu hiện phép lịch sự như: sự tôn trọng; sự khéo léo, tế nhị; sự phân minh; sự ân cần niềm nở…. cũng như tất cả những khía cạnh về tư cách sống đều được tác giả đề cập đến một cách cụ thể. Những biểu hiện đó có ý nghĩa như thế nào và ta nhận lại được hiệu ứng gì khi ta đứng trước người đối diện? Nội dung từ trang  16 – trang 89 của quyển sách sẽ phản ánh tất cả.
          Phần hai và phần ba: Biết nói, biết viết, nội dung gắn bó với phần đầu bởi vì cách nói hay và sự chín chắn phải thể hiện đầy đủ trong dáng bộ, lời nói cũng như chữ viết, đó là nhờ làm việc có phương pháp và tận tâm mà người ta học được cách viết, cách nói thêm lịch sự.
          Biết nói, nói như thế nào thì được gọi là biết nói? Bàn bạc, trò chuyện là yêu cầu cần thiết của cuộc sống. Bàn bạc trò chuyện còn cho phép người ta thu nhặt đựơc nhiều kiến thức một cách đơn giản ít tốn công sức. Sung sướng cho những ai, vào thời thơ ấu, được nghe những lời nói sống động, đánh thức trí thông minh và thu thập được nhiều điều mới lạ. Nhờ trò chuyện, người ta thu thập được một tấm kiến thức rộng lớn và khả năng hiểu biết dồi dào của nhiều người, khiến mình khôn ngoan trong một thời gian ngắn ngủi. Từ đó con người sẽ trở nên nói chuyện khéo léo. Nhờ nói chuyện khéo léo giúp đạt mục đích và thành công trong nhiều lĩnh vực. Vậy, muốn trở thành người nói chuyện khéo léo thì phải nắm được những nguyên tắc cơ bản nào? Giọng nói ra sao? Phát âm như thế nào để người nghe dễ tiếp nhận và những điều gì cần tránh trong lúc trò chuyện…? Mời quý vị và các bạn tìm hiểu từ trang 92 – trang 137 nhé!
          Biết viết, viết hay là tài năng rất hiếm, đòi hỏi ngòi bút phải mài giũa tập tành, người viết phải yêu nghề, trí tuệ phải được nâng cao và trên hết là phải có sự hiểu biết rộng lớn về văn học – đó là nền tảng của trình độ văn hóa. Trong phần này, tác giả hướng dẫn cho chúng ta nghệ thuật viết, cách viết thư từ và những kiểu viết thư.
          Cuối cùng là phần bốn: Biết học, cái làm đất cát thêm màu mỡ là sự cày xới chuyên cần; cái làm cho trí óc thêm thông minh là nỗ lực làm việc. Sự lao động trí óc làm cho con người trở nên cao thượng. Vậy làm việc theo phương pháp nào có hiệu quả nhất? Việc đọc sách có ích lợi gì cho việc phát triển trí tuệ của con người? Tìm hiểu từ trang 174 đến trang 189 ta sẽ rõ!
          Đọc những trang sách này, các bạn sẽ hiểu thêm giá trị của việc “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, để từ đó hoàn thiện nhân cách, trở thành người Biết sốngBiết nóiBiết viết và Biết học, để thành công trong cuộc sống.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
CẤP THẺ BẠN ĐỌC
GIA HẠN SÁCH
CHỦ TÍCH HỒ CHÍ MINH - SÁNG MÃI TÊN NGƯỜI
KHO SÁCH ĐIỆN TỬ - EBOOK
BÀI BÁO - TẠP CHÍ SỐ HÓA
BÀI BÁO - TẠP CHÍ SỐ HÓA SỐ HÓA VỀ CẦN THƠ
Tập Thông tin Chuyên đề
THÔNG TIN DU LỊCH VIỆT NAM
THÔNG TIN KINH TẾ ĐBSCL
THÔNG TIN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
PHÁT THANH: VĂN HÓA ĐỌC VÀ CUỘC SỐNG
CÙNG BẠN ĐỌC SÁCH: TRUYỀN CẢM HỨNG, KẾT NỐI VÀ LAN TỎA TRI THỨC
Let's Read - Asia’s free digital library for children
CSDL TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ
BẢN TIN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TP. CẦN THƠ
ẤN PHẨM XUÂN CẦN THƠ
Trung tâm kết nối Tri thức số
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây