Nữ Biệt động cảm tử / Nhiều tác giả; Quốc Tuấn tuyển chọn. - H. : Dân trí, 2021. - 295tr.; 20cm

Chủ nhật - 19/03/2023 22:45 1.377 0
Nữ Biệt động cảm tử / Nhiều tác giả; Quốc Tuấn tuyển chọn. - H. : Dân trí, 2021. - 295tr.; 20cm
Ra đời như một tất yếu của cuộc chiến tranh nhân dân, biệt động Sài Gòn là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của quân đội ta, hoạt động chiến đấu giữa sào huyệt, trung tâm đầu não của địch.

Với sự mưu trí, dũng cảm và nhiều cách đánh độc đáo, sáng tạo, lực lượng biệt động Sài Gòn đã lập nên những chiến công hiển hách, làm chấn động cả trong nước và thế giới.

Năm tháng đã qua đi nhưng với cả nước, với miền Nam thành đồng và thành thành phố mang tên Bác, những chiến công vang dội của đội quân đặc biệt tinh nhuệ này sẽ sống mãi với các thế hệ Việt Nam, mãi mãi tạc vào lịch sử một tượng đài bất tử.

Không chỉ chiến đấu trong lòng địch, những chiến sĩ biệt động có thể là những người bình thường nhất, sống cùng nhân dân, được người dân bao bọc, nuôi dưỡng và hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ vì dân.

Biệt động Sài Gòn là lực lượng “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, “gọn nhẹ, bí mật, linh hoạt, nằm trong lòng địch, hòa vào nhân dân, để thực hiện những nhiệm vụ mạo hiểm, táo bạo, bất ngờ vào cơ quan đầu não và các mục tiêu quan trọng của địch.

Để tri ân và biết ơn những công lao to lớn đó, năm 2021 nhà xuất bản Dân trí đã xuất bản quyển sách Nữ Biệt động cảm tử. Sách với 295 trang gồm 29 câu chuyện về những người lính biệt động cảm tử và những chiến công, hành động quả cảm, mưu trí và anh dũng trong kháng chiến chống Mỹ. Trong đó, người đọc sẽ biết đến những nhân vật nữ như: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Thị Mai (Biệt động thành Sài Gòn - Gia Định N10), người ba lần đánh bom vào sào huyệt địch, 2 lần bị địch bắt vẫn không khuất phục trước đòn roi kẻ thù; chiến sĩ biệt động Lê thị Thùy Linh (Biệt động thị xã Thủ Dầu Một); Anh hùng Nguyễn Thị Minh Hiền (Bến Tre) mưu trí, dũng cảm hoạt động ngay trong lòng địch. Đó còn là những “bông hồng thép” như: Anh hùng Nguyễn Thị Lài (Huế), Lê Thị Thu (Sài Gòn), Lê Hồng Quân (Cần Thơ), Lê Thị Minh Hạnh (Phú Yên), Trần Thị Nga (Tây Ninh) 11 cô gái sông Hương; các nữ chiến sĩ Đội 5 Biệt động Sài Gòn… có người anh dũng hy sinh, có người dù bị giặc tra tấn dã man vẫn không khai báo nửa lời. Những câu chuyện ấy không khỏi làm chúng ta xúc động và hiểu rõ hơn về một giai đoạn lịch sử bi hùng của dân tộc. 

Sách cũng tập hợp một số bài viết về các nhân vật như: Anh hùng Nguyễn Thành Út tức “Út cứu thương”, người chiến sĩ của Tiểu đoàn 307; Anh hùng Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), Đại tá tình báo, nhà văn giữa đời thường; Anh hùng Trần Văn Lai, người thiết kế, xây dựng hầm “ém”” vũ khí đánh Dinh Độc lập…

Trân trọng giới thiệu quyển sách Nữ Biệt động cảm tử đến quý bạn đọc.
Sách được Thư viện thành phố Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số:
▪ Ký hiệu phân loại: 355.3082 / N550B
▪ PHÒNG MƯỢN: MA.024714; MA.024715
▪ PHÒNG ĐỌC TỔNG HỢP: DV.059979

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây