bài GTS tuần 2 tháng 4

Thứ năm - 10/04/2025 21:30 15 0
thông qua những tư liệu được giới thiệu trong “ĐỊA CHÍ CẦN THƠ” sẽ giúp quý bạn đọc càng hiểu biết thêm về những đặc điểm đất nước con người và hoàn cảnh lịch sử địa phương tỉnh Cần Thơ, sẽ trở thành một trong những tư liệu cho nghiên cứu ban đầu về lịch sử hình thành và phát triển các mặt tự nhiên và xã hội của thành phố Cần Thơ từ xưa tới nay. Cho dù trải qua bao nhiêu thay đổi về tên gọi hay nhập tách địa giới hành chính, thành phố Cần Thơ chúng ta vẫn mãi là quê hương tươi đẹp và trù phú nhất trong lòng từng người dân Cần Thơ.
bài GTS tuần 2 tháng 4
Trong không khí sôi nổi cả nước hân hoan chào mừng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4 lần thứ tư năm 2025 với thông điệp “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và “Đọc sách – làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo”, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Chiến thắng 30/4; hòa vào thời khắc chuyển mình lớn lao của tổ quốc để phát triển, để thực hiện mục tiêu cao cả “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Tổ Thư viện – Trung tâm Văn hóa Thể thao & Truyền thanh quận Ninh Kiều xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả quyển sách “ĐỊA CHÍ CẦN THƠ” được xuất bản và giới thiệu đến bạn đọc năm 2002. Đây là tư liệu vô cùng quý giá và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, như “bộ Tự điển Bách khoa, một kho báu tư liệu trên mọi lĩnh vực mà Cần Thơ có được xưa và nay”. Trong tình hình hiện nay, giá trị sưu tầm, nghiên cứu, phục vụ của quyển sách này lại càng được nâng lên thêm một tầm cao mới. Bởi vì, đọc “ĐỊA CHÍ CẦN THƠ”, chúng ta thấy nhiều lý thú và thán phục bởi vùng đất, con người và sự kiện thật lạ lùng, ghi dấu ấn bởi nhiều tích cũ, truyền thuyết tồn tại song song với những di chỉ-luận cứ khoa học về sự hình thành và phát triển của đất-người Cần Thơ từ xưa đến ngày nay. Đọc “ĐỊA CHÍ CẦN THƠ”, chúng ta sẽ cảm nhận và thán phục bởi tinh thần, ý chí đấu tranh bền bỉ của ông cha ta chống thiên nhiên, chống áp bức bất công từ đời này sang đời khác, làm cho người nổi tiếng-đất nổi danh. Cuối cùng, đọc “ĐỊA CHÍ CẦN THƠ” không ngoài mục đích để chúng ta hiểu một cách có hệ thống quá trình hình thành, khai mở vùng đất này. Từ đó, mỗi quý độc giả sẽ là một cầu nối quý giá để lưu truyền lại tư liệu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này đến các thế hệ mai sau. Như đồng chí Lư Văn Điền – Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (khóa X) tỉnh Cần Thơ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ đã nhận định: ““Địa chí Cần Thơ” cho chúng ta nhiều bài học quý giá giữa quá khứ, hiện tại kết thành nền móng vững chắc cho tương lai bước sang thời kỳ mới, thiên niên kỷ mới”.
Kính thưa quý độc giả thân mến,
“ĐỊA CHÍ CẦN THƠ” là một công trình khoa học tầm cỡ của Tỉnh Cần Thơ (nay là thành phố Cần Thơ), tập hợp nhóm biên soạn gồm 19 thành viên và 37 cộng tác viên là những nhà nghiên cứu am tường, có vốn khoa học và hoạt động thực tiễn cả về xã hội lẫn tự nhiên, đến từ thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, các Sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh Cần Thơ đã tập trung sức lực và trí tuệ của cả một tập thể đầy tâm huyết, làm việc hết sức tích cực, công phu ròng rã 06 năm để tạo dựng thành công tư liệu khoa học quý “ĐỊA CHÍ CẦN THƠ”. Mong rằng, tư liệu quý này để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau có được những cơ sở, luận cứ về quê hương, xứ sở của mình tương đối vững chắc về đặc trưng, vùng đất, con người, sự kiện…của Cần Thơ.
Cấu trúc của quyển “ĐỊA CHÍ CẦN THƠ” gồm có 04 phần lớn với 21 chương, 01 phần phụ lục, 01 phần tổng luận và được in gần 1.000 trang, chất liệu giấy in bóng hơi ngà, bìa màu cứng có bìa lót in bóng màu sắc hài hòa, ảnh minh họa nổi bật bến Ninh Kiều nằm ven sông Hậu hiền hòa nên thơ, khổ giấy 19x27cm. được nhà xuất bản in và phát hành năm 2002.
Công trình khoa học đồ sộ “ĐỊA CHÍ CẦN THƠ” vô cùng chi tiết mọi lĩnh vực về vùng đất-con người-sự kiện xảy ra tại địa danh Cần Thơ từ xưa cho đến nay. Trong khuôn khổ giới thiệu sách hôm nay, Tổ Thư viện xin được tóm tắt và nêu vài điểm nổi bật trong quyển sách, để quý độc giả có thể hiểu thêm về địa giới hành chính của tỉnh Cần Thơ, các quận, huyện, xã, phường, thị trấn…trong Phần thứ nhất: Lịch sử hình thành, địa lý và dân cư.
Trong Phần thứ nhất của “ĐỊA CHÍ CẦN THƠ”, quyển sách giới thiệu vài nét về lịch sử hình thành vùng đất Cần Thơ từ xưa tới nay. Thời điểm lịch sử hình thành không chỉ là từ năm 1876, khi nhà cầm quyền thuộc địa Pháp thành lập hạt Cần Thơ, mà phải kể từ năm 1739, khi Tổng trấn Mạc Thiên Tích đã trực tiếp chỉ đạo mở mang vùng tây sông Hậu, lập nên Thủ sở Trấn Giang bao gồm địa phận tỉnh Cần Thơ ngày nay. Sau đó, mô tả cụ thể về địa lý tự nhiên và địa lý hành chính cũng như lịch sử quần tụ dân cư trong phạm vi tỉnh Cần Thơ. Về địa giới hành chính ở Cần Thơ ghi tóm tắt các thơi điểm và nội dung thay đổi của tỉnh có liên quan ít nhiều với các tỉnh lân cận.
Trong chương II, phần thứ nhất về Địa lý tự nhiên, “Cần Thơ là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Nam Bộ, ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), bên bờ hữu ngạn sông Hậu, cách Thủ đô Hà Nội 1.877km và cách thành phố Hồ Chí Minh 169km (theo đường bộ). Về ranh giới, Cần Thơ giáp 06 tỉnh: phía Bắc giáp An Giang, phía Nam giáp Bạc Liêu, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp. Tính tại thời điểm năm 2002, tỉnh Cần Thơ có 09 đơn vị hành chính gồm: 01 thành phố Cần Thơ là đô thị loại II-trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật của ĐBSCL; 01 Thị xã Vị Thanh; 07 huyện gồm Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy”. Về diện tích, Cần Thơ có diện tích 2.962 km2 (4-1999), chiếm 0,9% diện tích cả nước. Trong các đơn vị hành chính của tỉnh, huyện Thốt Nốt có diện tích lớn nhất và Thị xã Vị Thanh có diện tích nhỏ nhất”.
Trong chương III, Phần thứ nhất, về Địa lý hành chính, vùng đất Cần thơ đã trải qua rất nhiều lần biến đổi, thay tên như: (1) vào trước Triều Nguyễn (1802), lập Trấn Giang thuộc đất Hà Tiên, do mạc Thiên Tích khai phá được xem là đơn vị hành chính đầu tiên thành lập trên vùng đất Cần Thơ xưa; (2) thời nhà Nguyễn, từ năm 1805 đến năm1836, triều đình nhà Nguyễn đã tiến hành xong công cuộc đạc điền và lập địa bạ trên toàn quốc, Trấn Giang (Cần Thơ) thuộc dinh Long Hồ (năm 1803), thuộc trấn Vĩnh Thanh, phủ Định Viễn (năm 1808), thuộc huyện Vĩnh Định, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang (thời vua Minh Mạng), Năm Minh Mạng thứ 20 (1839) huyện Vĩnh Định lại được đổi tên là huyện Phong Phú, thuộc phủ Tuy Biên (Châu Đốc), tỉnh An Giang; (3) thời Pháp thuộc, năm 1868, huyện Phong Phú (Cần Thơ) được sáp nhập với vùng Bãi Sào (Sóc Trăng) lập thành quận đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của người Pháp, phân cấp hành chính cơ sở gồm 8 tổng, huyện Phong Phú có 5 chợ chính là Chợ Cần Thơ, Ô Môn, Bình Thủy, Trà Niền và Cái Răng. Đến năm 1876, hạt Trà Ôn (vùng huyện Phong Phú trước đây) được lập thành hạt Cần Thơ (gồm huyện Phong Phú, 1 phần huyện An Xuyên và Tân Thành), chia thành 11 tổng, 119 làng xã; (4) năm 1889, các đơn vị hành chính cấp hạt được đổi lại thành tỉnh, huyện đổi thành quận, hình thành tên gọi Tỉnh Cần Thơ; (5) đến năm 1958, tỉnh Cần Thơ được đổi tên thành Tỉnh Phong Dinh, vào cuối thập kỷ 50, tỉnh Phong Dinh có 3 quận là Ô Môn, Châu Thành và Phụng Hiệp. Sau đó, trải qua rất nhiều biến động của lịch sử, sau ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, năm 1976, tỉnh Hậu Giang được thành lập trên vùng đất Cần Thơ và Sóc Trăng (có 12 huyện, 1 thị xã Sóc Trăng và 01 thành phố Cần Thơ). Vào tháng 12/1991, tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Đến năm 1996,  tỉnh Cần Thơ có 01 thành phố cấp II là Cần Thơ và 6 huyện: Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp, Vị Thanh, Long Mỹ. Đến năm 2002, tỉnh Cần Thơ có 01 thành phố Cần Thơ, 01 thị xã Vị Thanh và 07 huyện Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ và Vị Thủy. Xin mời quý độc giả tiếp tục tìm hiểu chi tiết về đơn vị hành chính tỉnh Cần Thơ phân chia theo từng huyện, thị xã, thành phố có trong chương III của sách (gồm nội dung về Địa lý và dân cư, Tiềm năng phát triển, Vài nét về triển vọng và dự báo thời gian sắp tới).
Từ Phần thứ hai trở đi, quyển sách tập trung cung cấp cho độc giả những vấn đề về Lịch sử và truyền thống đấu tranh các phong trào yêu nước của nhân dân Cần Thơ, không chỉ viết về quá khứ mà còn viết về những sự kiện và nhân vật điển hình của nhân dân Cần Thơ trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc từ sau ngày giải phóng đến nay. Phần thứ ba về Kinh tế, cung cấp cho độc giải những đặc điểm về tình hình nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ, du lịch dưới dạng số liệu thống kê, biểu đồ phát triển, cách làm điển hình, thành quả tiêu biểu,…Văn hóa-xã hội ở Phần thứ tư là phần lớn nhất của quyển “ĐỊA CHÍ CẦN THƠ” bao gồm rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Chương đầu của phần này, ghi lại những nét về phong tục tập quán của nhân dân Cần Thơ trong việc ăn, mặc, ở, đi lại, vui chơi lễ hội, tín ngưỡng và tôn giáo. Các chương sau đó viết về văn học dân gian, văn học viết, về nghệ thuật sân khấu, ca, múa, nhạc, họa, nhiếp ảnh, điện ảnh,…Phần Phụ lục gồm có mục biên niên sự kiện lịch sử nhằm giúp độc giả tra cứu và hệ thống các sự kiện lịch sử trong tỉnh Cần Thơ qua các thời kỳ. Cuối cùng là Phần Tổng luận, khái quát nội dung các chương của quyển Địa chí nhằm xác định vị trí của tỉnh Cần Thơ trong cả vùng ĐBSCL và nêu lên một số quy luật đặc trưng của quá trình hình thành và phát triển tỉnh nhà, đánh giá chung về những thành tựu kinh tế-xã hội đến thời điểm phát hành sách, về những khó khăn, thách thức, và thời cư, triển vọng của tỉnh Cần Thơ khi bước sang thế kỷ 21.
Mong rằng, thông qua những tư liệu được giới thiệu trong “ĐỊA CHÍ CẦN THƠ” sẽ giúp quý bạn đọc càng hiểu biết thêm về những đặc điểm đất nước con người và hoàn cảnh lịch sử địa phương tỉnh Cần Thơ, sẽ trở thành một trong những tư liệu cho nghiên cứu ban đầu về lịch sử hình thành và phát triển các mặt tự nhiên và xã hội của thành phố Cần Thơ từ xưa tới nay. Cho dù trải qua bao nhiêu thay đổi về tên gọi hay nhập tách địa giới hành chính, thành phố Cần Thơ chúng ta vẫn mãi là quê hương tươi đẹp và trù phú nhất trong lòng từng người dân Cần Thơ.
Kính mời quý độc giả tìm đọc “ĐỊA CHÍ CẦN THƠ”- Số đăng kí cá biệt sách: CH.123 – Sách Chuyên đề hiện tại Tổ Thư viện – Trung tâm Văn hóa Thể thao & Truyền thanh quận Ninh Kiều, Số 12 Phan Văn Trị, P.Thới Bình, Q.NK, TP.CT.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
CẤP THẺ BẠN ĐỌC
GIA HẠN SÁCH
CHỦ TÍCH HỒ CHÍ MINH - SÁNG MÃI TÊN NGƯỜI
KHO SÁCH ĐIỆN TỬ - EBOOK
BÀI BÁO - TẠP CHÍ SỐ HÓA
BÀI BÁO - TẠP CHÍ SỐ HÓA SỐ HÓA VỀ CẦN THƠ
Tập Thông tin Chuyên đề
THÔNG TIN DU LỊCH VIỆT NAM
THÔNG TIN KINH TẾ ĐBSCL
THÔNG TIN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
PHÁT THANH: VĂN HÓA ĐỌC VÀ CUỘC SỐNG
CÙNG BẠN ĐỌC SÁCH: TRUYỀN CẢM HỨNG, KẾT NỐI VÀ LAN TỎA TRI THỨC
Let's Read - Asia’s free digital library for children
CSDL TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ
BẢN TIN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TP. CẦN THƠ
ẤN PHẨM XUÂN CẦN THƠ
Trung tâm kết nối Tri thức số
THƯ VIỆN CƠ SỞ
THƯ VIỆN CÁC TỈNH ĐBSCL
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây