Như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa / Lê Văn Chương.- Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2022. - 3 tập : Ảnh; 23cm T.3 : "Đừng bỏ chạy khi thấy tàu hải giám". - 287tr.

Thứ hai - 14/11/2022 19:34 636 0
Như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa / Lê Văn Chương.- Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2022. - 3 tập : Ảnh; 23cm T.3 : "Đừng bỏ chạy khi thấy tàu hải giám". - 287tr.
Tập 3 của phóng sự “Như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa” với tên gọi "Đừng bỏ chạy khi thấy tàu hải giám", theo nhận định của nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng biên tập báo Tiền Phong, thì tác giả - Trung tá, nhà báo Lê Văn Chương đã hướng đến việc “chỉ đường, thống nhất nhận thức” cho ngư dân nhiều địa phương ven biển cùng ra bám đảo Hoàng Sa, cùng sát cánh bên nhau để đánh bắt, đồng thời khẳng định chủ quyền biển, đảo của quê hương. 

Sách dày 287 trang gồm 7 chương: Luyện ý chí thép; Đảo Hai Trụ, điểm đến Đá Lồi; Neo tàu bám đảo; Vào sâu đối mặt; Chạy vào Hoàng Sa; Đảo Bom Bay quê nhà; Mưu sinh ở Macclesfield.

Xuyên suốt trong tập sách là câu hỏi: Làm sao để giúp ngư dân không chỉ bám biển, mà phải bám đảo, thêm nhiều con tàu đi về phía đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc cưỡng chiếm của Việt Nam. Tác giả đã diễn giải và trả lời. Từ đề tài nghiên cứu khoa học đã được Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) của Học viện Ngoại giao trao giải, tác giả Lê Văn Chương đã dành tặng tập sách này cho ngư dân; giúp bạn đọc và ngư dân hiểu biết sâu hơn về quần đảo Hoàng Sa; phân tích mức độ rủi ro, thống nhất nhật thức để quần đảo Hoàng Sa không chỉ có tàu có của ngư dân miền Trung hiện diện mà phải là ngư dân cả nước.

Sách còn hướng đến thế hệ thanh niên trẻ bằng những chỉ dẫn, góc nhìn táo bạo - “các bạn đi đến nhiều vùng đất lạ theo trào lưu xách ba lô lên và đi, vậy tại sao không một lần thử cảm giác mạnh ở ngay chính vùng biển đảo Hoàng Sa của Tổ quốc mình”. Tác giả cũng khẳng định: “Trên biển rất an toàn, thậm chí cao hơn gấp nhiều lần bạn chạy một chiếc xe máy trên đường lộ. Tàu đánh cá của ngư dân ta hiện nay đã được đóng chắc chắn, trên tàu có nhiều thiết bị cảnh báo va chạm, tiếp nhận thông tin dự báo thời tiết liên tục từ rất sớm, máy tàu công suất lớn có thể hành trình liên tục để né vùng ảnh hưởng của bão.

Các bạn hãy đọc quyển sách này để cảm thấy Hoàng Sa rất gần, ngủ một đêm đến hôm sau đã thấy đảo. Những ngày ở Hoàng Sa, ngày nào trong trái tim bạn cũng rộn lên và cảm xúc, tâm hồn trải qua nhiều cung bậc. Vì thỉnh thoảng, phía đường chân trời lại xuất hiện tàu tuần tra Trung Quốc lượn lờ, có khi biến mất, có khi gầm gừ lao đến gần. Nhưng dù bị thúc ép, dọa nạt, tàu đánh cá của bà con ngư dân hằng đêm không ngừng tiến vào sát các hòn đảo để thả thợi lặc bì bõm suốt đêm trường”.

Trân trọng giới thiệu phóng sự “Như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa” tập 3 đến quý bạn đọc.
Sách được Thư viện thành phố Cần Thơ phục vụ với mã số:
 - Môn loại: 895.9228403 / NH550C
 - Phòng Đọc: DL 20839
 - Phòng Mượn: MV 24093-24094

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây