Di tích khảo cổ học Nhơn Thành - Cần Thơ / Bùi Chí Hoàng, Trần Việt Phường, Nguyễn Quốc Mạnh. - Cần Thơ : Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, 2019. - 196tr.; 24cm

Thứ tư - 01/07/2020 02:54 2.390 0
Di tích khảo cổ học Nhơn Thành - Cần Thơ / Bùi Chí Hoàng, Trần Việt Phường, Nguyễn Quốc Mạnh. - Cần Thơ : Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, 2019. - 196tr.; 24cm
Nhơn Thành là khu di tích khảo cổ học thuộc văn hóa Óc Eo có khung niên đại tồn tại vào khoảng thế kỷ IV-VII, phân bố ở trung tâm của vùng đồng bằng trũng thấp Ô Môn - Phụng Hiệp thuộc miền Tây sông Hậu. Được phát hiện từ năm 1990 và sau đó là các cuộc khai quật và nghiên cứu vào các năm 1995, 2000, 2013 đã đem lại nhiều thành tựu góp phần quan trọng vào việc nhận diện ngày càng đầy đủ hơn diện mạo văn hóa Óc Eo và phục dựng bức tranh lịch sử vùng đất Nam Bộ.
Tập sách “Di tích khảo cổ học Nhơn Thành - Cần Thơ” do Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ chủ trì biên soạn và xuất bản năm 2019 là tài liệu cung cấp những thành tựu nghiên cứu về khu di tích Nhơn Thành trong thời gian qua, nhằm giúp cho giới khoa học trong và ngoài nước biết đến di tích có giá trị đặc biệt này, góp phần tư vấn cho các cấp chính quyền quản lý nhận diện rõ giá trị đích thực của khu di tích tồn tại trên địa bàn thành phố Cần Thơ để có những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích có hiệu quả. 
Sách dày 196 trang với bố cục 4 chương:
Chương 1 trình bày tổng quan về khu di tích Nhơn Thành gồm: Điều kiện tự nhiên, môi trường; Quá trình phát hiện, nghiên cứu. Cho thấy, khu di tích Nhơn Thành có quy mô rộng 56 hecta, phân bố trên không gian địa bàn ấp Nhơn Thành và một phần lan rộng về phía Tây sang địa phận ấp Thị Tứ (xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ).  Đến nay, Nhơn Thành được giới nghiên cứu xem là một trong những di tích khảo cổ học quan trọng đối với quá trình nghiên cứu về văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ.
Chương 2 giới thiệu các loại hình di tích và di vật như: Di tích cư trú; Di tích cư trú - xưởng chế tác thủ công; Di tích “bến - thuyền” (hay cầu tàu); Di tích kiến trúc; di tích đống đá; Di tích mộ huyệt đất hình vòm;…Di vật tượng, điêu khắc nghệ thuật - kiến trúc; Dụng cụ chế tác thủ công; vật dụng sinh hoạt; Đồ gốm;… Qua đây từng bước làm rõ diện mạo không gian của một khu đô thị cổ mang đặc trưng “đô thị sông nước” gắn với hình ảnh trên bến dưới thuyền với các cụm nhà sàn dọc theo kênh rạch.
Chương 3 trình bày kết quả nghiên cứu về đặc trưng văn hóa và niên đại cho thấy Nhơn Thành là một trong những đại diện tiêu biểu và đặc sắc của văn hóa Óc Eo và có khung niên đại khoảng thế kỷ IV - VII, là khu di tích lớn nằm ở trung tâm miền Tây Nam Bộ.
Chương 4 trình bày giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, hiện trạng và định hướng bảo tồn khu di tích Nhơn Thành. Đặc biệt nhấn mạnh việc cần tiếp tục nghiên cứu và quy hoạch khu di tích để bảo tồn và phát huy giá trị đặc biệt của khu di tích, một mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh tổng thể của văn hóa Óc Eo miền Tây Nam Bộ.
Quý vị và các bạn hãy tìm đọc tập sách “Di tích khảo cổ học Nhơn Thành - Cần Thơ”  tại Thư viện TP. Cần Thơ với mã số: 
▪ Ký hiệu phân loại: 959.793 / D300T    
▪ PHÒNG ĐỌC: DL.018357
▪ PHÒNG ĐỌC ĐỊA CHÍ: DC.002826, DC.002827, DC.002828
▪ PHÒNG MƯỢN: MG.010083, MG.010084, MG.010085




 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây