Giáo dục pháp luật cho trẻ em ở Việt Nam hiện nay / Lê Phương Nga. - H. : Chính trị Quốc gia, 2018. - 243tr.; 21cm

Thứ sáu - 30/10/2020 04:24 1.678 0
Giáo dục pháp luật cho trẻ em ở Việt Nam hiện nay / Lê Phương Nga. - H. : Chính trị Quốc gia, 2018. - 243tr.; 21cm
    Giáo dục pháp luật cho trẻ em có vai trò đặc biệt quan trọng để xây dựng ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật, các quyền con người, ý thức đạo đức và trách nhiệm công dân. Giáo dục pháp luật còn giúp trẻ em sớm hình thành tư duy pháp lý, yêu lẽ phải, sự công bằng, không a dua, cổ súy những hành vi vi phạm pháp luật.
    Nhằm giúp bạn đọc nắm bắt thông tin và cách tiếp cận mới trong lĩnh vực giáo dục pháp luật cho trẻ em, năm 2018, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã xuất bản quyển sách “Giáo dục pháp luật cho trẻ em ở Việt Nam hiện nay” do TS. Lê Phương Nga biên soạn.
    Sách dày 243 trang, nội dung gồm 3 chương đề cập những vấn đề lý luận cơ bản và phân tích thực trạng, từ đó, đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật cho trẻ em ở Việt Nam hiện nay. Trong đó, trình bày điểm mới chủ yếu và cũng đồng thời là điều kiện quan trọng bảo đảm chất lượng, hiệu quả của giáo dục pháp luật cho trẻ em. Đó là việc lồng ghép các loại hình giáo dục như giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, giáo dục quyền con người và kỹ năng sống cho trẻ em.
    Đặc biệt, 8 nhóm giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật cho trẻ em ở Việt Nam hiện nay được tác giả đề cập gồm:
    1. Xác định trách nhiệm và nâng cao nhận thức đúng đắn về giáo dục pháp luật cho trẻ em của các cấp ủy Đảng, các cơ quan chính quyền, đoàn thể xã hội, nhà trường, gia đình, các thiết chế xã hội, cộng đồng.
    2. Hoàn thiện cơ chế pháp lý về hoạt động giáo dục pháp luật nói chung và đối với trẻ em nói riêng.
    3. Đổi mới chương trình, nội dung, sách giáo khoa và tài liệu về giáo dục pháp luật cho trẻ em.  
    4. Đổi mới hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật theo hướng đa dạng hóa và linh hoạt. 
    5. Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật cho trẻ em.
6. Kết hợp giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, giáo dục quyền con người và kỹ năng sống cho trẻ em.
    7. Thiết lập mối liên hệ giữa nhà trường - gia đình - cộng đồng trong việc giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho trẻ em. 
    8. Thực hiện xã hội hóa giáo dục pháp luật cho trẻ em, thu hút các nguồn lực xã hội, bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật, kinh phí cần thiết cho công tác giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho trẻ em.
    Trên cơ  sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục pháp luật cho trẻ em Việt Nam, tác giả đề cập các giải pháp chủ yếu tập trung vào việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật cho trẻ trong chương trình giáo dục chính khóa và ngoại khóa, cắt giảm những nội dung mang tính lý luận, tập trung trang bị những kiến thức pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống của các em, những bài tập tình huống đơn giản, thiết thực và cách xử lý các tình huống. 
    “Giáo dục pháp luật cho trẻ em ở Việt Nam hiện nay” là tài liệu tham khảo thiết thực dành cho những người làm công tác lãnh đạo, quản lý và tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Đây cũng là quyển sách giúp thầy cô giáo và phụ huynh có thêm nhiều thông tin bổ ích nhằm giáo dục các em trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt.
     Các bạn hãy tìm đọc quyển sách “Giáo dục pháp luật cho trẻ em ở Việt Nam hiện nay” tại Thư viện TP. Cần Thơ với mã số: 
    ▪ Ký hiệu phân loại: 340.0710597 / GI-108D
    ▪ PHÒNG ĐỌC: DV.055216
    ▪ PHÒNG MƯỢN: MA.019740; MA.019741

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây