Pháp luật về bảo vệ quyền của trẻ em và phòng, chống bạo lực đối với trẻ em / Phạm Thị Huyền Sang; Trần Thị Vân Trà, Nguyễn Thị Thanh. - Vinh : Đại học Vinh, 2022. - 327tr.; 21cm

Chủ nhật - 29/05/2022 21:29 1.065 0
Pháp luật về bảo vệ quyền của trẻ em và phòng, chống bạo lực đối với trẻ em / Phạm Thị Huyền Sang; Trần Thị Vân Trà, Nguyễn Thị Thanh. - Vinh : Đại học Vinh, 2022. - 327tr.; 21cm
“Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước”. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là cần thiết trong công cuộc ươm “mầm xanh tương lai” của đất nước. Có thể thấy, trẻ em là đối tượng cần được chăm sóc, bảo vệ và đặc biệt là quyền được được bảo vệ trước những hành vi bạo hành, bạo lực. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, vấn đề bảo vệ quyền trẻ em luôn được xem là nội dung được ưu tiên đặc biệt trong chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và được xã hội quan tâm mạnh mẽ. Ngày 20/2/1990, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em. Việt Nam cũng đã ban hành và tổ chức thực hiện chính sách và hệ thống các quy định pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em và phòng chống bạo lực đối với trẻ em như: Hiến pháp năm 2013, Luật Trẻ em năm 2016, Luật Người khuyết tật năm 2010, Luật Nuôi con nuôi năm 2010, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, Bộ Luật hình sự năm 2015... cùng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành khác. 

Cuốn sách "Pháp luật về bảo vệ quyền của trẻ em và phòng, chống bạo lực đối với trẻ em” do nhóm tác giả Phạm Thị Huyền Sang, Trần Thị Vân Trà, Nguyễn Thị Thanh biên soạn, Đại học Vinh xuất bản năm 2022, sẽ cung cấp cho bạn đọc những chỉ dẫn cụ thể trong những tình huống thực tiễn phát sinh về nhu cầu 
Sách dày 327 trang gồm 2 phần:

Phần 1 “Pháp luật về bảo vệ quyền của trẻ em và phòng, chống bạo lực đối với trẻ em” trình bày các khái niệm và các quyền của trẻ em như: Quyền sống; Quyền được khai sinh và có quốc tịch; Quyền được chăm sóc sức khỏe; Quyền được chăm sóc nuôi dưỡng; Quyền được giáo dục, học tạp và phát triển năng khiếu; Quyền vui chơi, giải trí; Quyền giữ gìn phát huy bản sắc; Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Quyền về tài sản; quyền bí mật đời sống riêng tư; Quyền được sống chung với cha mẹ; Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha mẹ; Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt; Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy; Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang; Quyền được đảm bảo an sinh xã hội; Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp; Quyền của trẻ em khuyến tật; Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn. 

Trong phần này sách cũng cung cấp thông tin về các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện bảo về quyền trẻ em như: Quốc hội; Hội đồng nhân dân các cấp; Chính phủ; Tòa án nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ tư pháp; Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin - Truyền thông; Bộ Công an; Bộ, co quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khác; Ủy ban nhân dân các cấp; Mặt trận Tổ quốc; Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác; Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội; Cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng; Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Tổ chức kinh tế; Cá nhân thực hiện bảo vệ quyền trẻ em. Đồng thời nêu các biện pháp và cấp độ bảo vệ trẻ em như: Cấp độ phòng ngừa; Cấp độ hỗ trợ; Cấp độ can thiệp. 

Phần 2 “Pháp luật về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em” với các nội dung: Xác định các hành vi bạo lực đối với trẻ em; Các biện pháp thực hiện phòng, chống bạo lực trẻ em của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình; Nội dung các quy trình bảo vệ trẻ em trước sự kiện gánh chịu hành vi bạo lực gồm: Tiếp nhận và khai thác thông tin về bạo lực đối với trẻ em; Xử lý hành vi bạo lực đối với trẻ em; Hỗ trợ trẻ em trong thời gian xử lý vụ việc và hỗ trẻ phục hồi sau xử lý vụ việc bạo lực trẻ em. Quan trọng hơn hết là việc phòng, chống bạo lực trẻ em trong một số môi trường trẻ em thường xuyên tiếp xúc như học đường, môi trường mạng. 

Qua việc hệ thống các quy định pháp luật và những tình huống cụ thể trong thực tiễn, quyển sách “Pháp luật về bảo vệ quyền của trẻ em và phòng, chống bạo lực đối với trẻ em” là tài kiệu hữu ích cho công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định pháp luật về quyền trẻ em và phòng, chống bạo lực đối với trẻ em hiện nay.

Trân trọng giới thiệu quyển sách đến quý bạn đọc.
 Sách được Thư viện TP Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số: 

▪ Ký hiệu phân loại: 342.59708 / PH109L
▪ PHÒNG ĐỌC: DV.061158
▪ PHÒNG MƯỢN: MA.025833; MA.025834
 Tags: Luật Trẻ em

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây