Bác Hồ với phụ nữ và thiếu niên, nhi đồng / Lê Minh Cầm, Hiền Đức, Ngô Thị Liễu... ; Khánh Linh tuyển chọn. - H. : Lao động, 2019. - 254tr.; 21cm. - (Tủ sách Rèn luyện nhân cách sống)

Thứ tư - 30/09/2020 05:41 1.518 0
Bác Hồ với phụ nữ và thiếu niên, nhi đồng / Lê Minh Cầm, Hiền Đức, Ngô Thị Liễu... ; Khánh Linh tuyển chọn. - H. : Lao động, 2019. - 254tr.; 21cm. - (Tủ sách Rèn luyện nhân cách sống)
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân, từ cụ già, phụ nữ, em nhỏ đến các chiến sĩ ngoài biên cương, hải đảo,…
Nhằm phổ biến rộng rãi đến đông đảo bạn đọc về tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, năm 2019, Nhà sách Tân Việt và Nxb. Lao động đã phối hợp xuất bản và phát hành quyển sách “Bác Hồ với phụ nữ và thiếu niên, nhi đồng”
Sách dày 254 trang, nội dung gồm 2 phần:
Phần 1 “Bác Hồ với phụ nữ” gồm các câu chuyện như: Bác Hồ đến dự đại hội phụ nữ; Bác dạy: “Phải chăm chỉ học tập”; “Các cô ăn như thế có no không? Nhớ Bác, Niềm vinh dự lớn, Sống trong muôn vàn tình thương của Bác, “Bác dặn: Thanh niên phải gương mẫu trong đoàn kết và kỷ luật”, Những giờ phút không bao giờ quên,
Ở câu chuyện “Bác sửa cách nói cho chính xác” kể rằng: Năm 1961, Chị Tuất được cử dến làm nhiệm vụ bảo vệ Bác và đoàn Đại biểu Phụ nữ Quốc tế. Hôm đó, Bác đến Hội trường sớm hơn mọi người, gặp chị Tuất, Bác hỏi về công việc của chị. Chị trả lời là công an giao cảnh, Bác hỏi: “Giao cảnh là gì ?” Chị trả lời là công an chỉ đường, Bác cười nói: “Thế thì cháu nói là công an chỉ đường chứ. Cháu có biết bắn súng không, cháu đến đây làm gì?” Chị trả lời Bác chị là xạ thủ, đến đây làm công tác cảnh vệ.
Bác sửa lại: “Tiếng ta dễ hiểu, các cháu nên dùng tiếng ta, từ “xạ thủ” và từ “cảnh vệ” nên thay bằng “bắn súng” và “bảo vệ”.
Và còn một số câu chuyện cũng kể về sự tình cảm, sự chăm lo của Bác Hồ đối với sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, cũng như tấm lòng biết ơn vô hạn của phụ nữ Việt Nam với vị lãnh tụ kính yêu.
Phần 2 “Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng” với hơn 50 câu chuyện kể đầy xúc động về sự quan tâm, dạy bảo chu đáo của một vị Chủ tịch nước dành cho thế hệ măng non của nước nhà, cũng như sự ân cần, tấm lòng yêu mến trẻ em của Bác dành cho những thiếu niên nhi đồng quốc tế mà Bác từng gặp. Một số câu chuyện tiêu biểu như: Những vị khách tí hon, Phần kẹo Bác cho, Bác tặng cháu bé một bông hồng, Xuất xứ của năm điều Bác hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ đến với trẻ em mồ côi, Bác nhớ các cháu dũng sĩ miền Nam, Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao cho các cháu được ăn no, có quần áo mặc, Quà của Bác Hồ tặng các cháu, Những khách đặc biệt của Bác Hồ,… Trong đó, câu chuyện “Bác Hồ với trung thu độc lập đầu tiên” kể rằng: Sau tết độc lập đầu tiên (2/9/1945) Bác đã rất vui mừng, phấn khởi tổ chức Tết trung thu cho các cháu. Bác đã nói với các cháu nhi đồng rằng: “Trước khi các cháu đi phá cỗ, ta cùng nhau hô khẩu hiệu: “Trẻ em Việt Nam sung sướng!”, “Việt Nam độc lập muôn năm!”. Tiếng hô hưởng ứng của các em rền vang cả một vùng trời. Trăng rằm vằng vặc tỏa sáng. Niềm vui tràn ngập cả Hà Nội. Bác Hồ sung sướng đứng nhìn các cháu vui chơi. Ai hiểu hết được niềm vui của Bác Hồ lúc này. Bao nhiêu năm xông pha chiến đấu, phải chăng Bác cũng chỉ mong ước có giây phút sung sướng như đêm nay!”. 
Từng câu chuyện kể là ân tình cao đẹp chứa đựng tình thương bao la của Bác Hồ dành cho Tổ quốc, cho Nhân dân, trong đó phụ nữ và trẻ em luôn được Bác trân trọng, yêu thương và có những lời căn dặn ân cần, sâu sắc. Người từng nhấn mạnh: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Trong hoàn cảnh đất nước còn chiến tranh, Người căn dặn phụ nữ: “Phải thắt chặt đoàn kết thi đua tăng gia sản xuất, tiết kiệm, tích cực tham gia chính quyền, giúp đỡ bộ đội, bảo vệ nhi đồng…”. 
Ngày nay, khi đất nước thanh bình, khắc ghi lời dạy của Người, phụ nữ Việt Nam là lực lượng đã khẳng định năng lực, phẩm chất, nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, phát huy tiềm năng, sức sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất và công tác, xây dựng gia đình hạnh phúc, chăm lo nuôi dạy trẻ em,...góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. 
Quý vị và các bạn hãy tìm đọc quyển sách “Bác Hồ với phụ nữ và thiếu niên, nhi đồng” tại Thư viện TP. Cần Thơ với mã số: 
Ký hiệu phân loại: 305.232 / B101H
PHÒNG ĐỌC: DV.058020
PHÒNG MƯỢN: MA.022387; MA.022388

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây