Florence Nightingale khởi nguồn của Hội chữ thập đỏ / Lâm Văn Nguyệt; Trần Thoại Lan dịch. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2000. - 171tr.; 20cm

Thứ hai - 16/11/2020 04:00 1.920 0
Florence Nightingale khởi nguồn của Hội chữ thập đỏ / Lâm Văn Nguyệt; Trần Thoại Lan dịch. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2000. - 171tr.; 20cm
    Florence Nightingale (1820 – 1910) xuất thân trong một gia đình thượng lưu Anh nhưng bà đã cống hiến cuộc đời mình cho việc chǎm sóc các thương binh. Tấm lòng và tinh thần làm việc quên mình của bà không những được giới cầm quyền đương thời khen ngợi mà còn được hậu thế kính nể. Bà cũng là người đặt nền tảng đầu tiên cho sự phát triển của Hội Chữ thập đỏ Quốc tế.
    Cuộc đời và sự nghiệp của Florence Nightingale đã được tác giả Lâm Văn Nguyệt viết nên tác phẩm “Florence Nightingale khởi nguồn của Hội chữ thập đỏ” có giá trị sâu sắc về lòng nhân ái. Sách do Trần Thoại Lan dịch, Nxb. Trẻ ấn hành năm 2000.
   Qua 171 trang, truyện kể về thân thế, con đường sự nghiệp và sự đóng góp của bà Florence Nightingale với nhiều cột mốc thời gian như: Thời niên thiếu; Đi theo tiếng gọi “cống hiến thân mình cho người nghèo và người bệnh”; Tham gia khóa huấn luyện y tá Karlowitz; Trở thành người cứu giúp; Hoạt động sau thời chiến; Được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý. Với lối kể chuyện tự nhiên về cuộc đời và những hoạt động nhân đạo của bà, quyển sách giúp bạn đọc cảm nhận sâu sắc tấm lòng nhân ái của Florence Nightingale. 
    Đọc sách, chúng ta sẽ biết đến Florence Nightingale, một tiểu thư tuy sinh ra trong một gia đình giàu có ở Anh, nhưng từ nhỏ bà đã thể hiện lòng thương người và luôn mong muốn giúp đỡ người nghèo. Là nữ giới và không được sự ủng hộ của gia đình, nhưng bà vẫn không ngừng cố gắng học tập và trở thành người điều hành một tổ chức chăm sóc sức khỏe cho những người nghèo khổ tại thủ đô nước Anh. Khi đã 30 tuổi, Florence Nightingale không muốn lập gia đình để toàn tâm theo đuổi các hoạt động xã hội. 
    Những năm 1854-1855, chiến tranh Crimée nổ ra, Florence Nightingale được Chính phủ Anh điều sang Thổ Nhĩ Kỳ chăm sóc thương bệnh binh. Tại đây, bà đã yêu cầu đảm bảo công tác vệ sinh, chống nhiễm trùng, nhờ đó đã giúp làm giảm tỷ lệ chết của thương binh từ 42% xuống còn 2%. Trong đêm tối, Florence Nightingale thường cầm đèn đi chăm sóc cho từng thương bệnh binh từ mặt trận chuyển về. Vì thế, các thương binh đã âu yếm đặt cho bà danh hiệu "Nữ công tước với cây đèn". Bà đã cứu được hàng nghìn mạng sống của thương bệnh binh và cũng được mọi người gọi là "Thiên thần trong bệnh viện". 
    Từ đó, Florence Nightingale được coi là người sáng lập ra ngành điều dưỡng thế giới và ngày sinh 12/5 của bà trở thành ngày truyền thống của ngành điều dưỡng. Sau đó, tiếp tục với những hoạt động y tế và chăm sóc thương bệnh binh, Florence Nightingale là một trong những người đầu tiên tham gia thành lập “Hiệp hội công ích” vào tháng 10 năm 1863. Đây là tổ chức tiền thân của Hội chữ thập đỏ quốc tế. Ngày nay, Hội chữ thập đỏ xuất hiện ở khắp nơi và Florence Nightingale chính là người đóng góp công lao rất lớn cho sự hình thành tổ chức nhân đạo này.
    Quý bạn đọc hãy tra tìm quyển sách “Florence Nightingale khởi nguồn của Hội chữ thập đỏ” tại Thư viện TP. Cần Thơ với mã số: 
▪ Ký hiệu phân loại: 843 / FL400R
▪ PHÒNG ĐỌC: DV.030476; DV.030477
▪ PHÒNG MƯỢN: MN.005592; MN.005593

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây