Những năm tháng không quên : Tập truyện ký / Đặng Hồng. - H. : Nxb. Hội Nhà văn, 2017. - 200tr.; 21cm

Thứ hai - 31/05/2021 04:34 2.378 0
Những năm tháng không quên : Tập truyện ký / Đặng Hồng. - H. : Nxb. Hội Nhà văn, 2017. - 200tr.; 21cm
Viết về tập truyện ký “Những năm tháng không quên” của tác giả Đặng Hồng (tên thật Đặng Hồng Khuê) do Nxb. Hội Nhà văn xuất bản năm 2017, soạn giả Nhâm Hùng (Cần Thơ) đã bày tỏ: 

“Vào những năm giữa thập niên 70 của thế kỷ trước, tác giả Đặng Hồng từng là thủ trưởng chúng tôi, trên cương vị Trưởng ty Thông tin Văn hóa tỉnh Cần Thơ, rồi Phó ty Thường trực văn hóa Thông tin tỉnh Hậu Giang (cũ). 

Dù công việc rất bề bộn, điều hành một đơn vị mới thành lập sau ngày giải phóng năm 1975, anh Tám vẫn dành thời gian viết lách. Sau này đến tuổi nghỉ hưu, anh Tám vẫn luôn miệt mài trang viết.

Phát huy vốn sở trường làm báo, viết văn thời kháng chiến - Đề tài và chất liệu trong các trang viết của anh, vẫn là những năm tháng đầy gian khổ, hy sinh của Đảng bộ và nhân dân Cần Thơ, trong hai cuộc trường chinh giữ nước...

Cuối năm 2016, tôi nhận được bản thảo tập truyện ký “Những năm tháng không quên”, anh vừa hoàn thành. Càng đọc, tôi càng bị cuốn hút bởi hình ảnh của một thời quá khứ đầy kiêu dũng, những cũng biết bao gian khổ và mất mát, đau thương. Tất cả được anh khái quát, cô đọng bằng giọng văn bình dị, dễ hiểu không bóng bẩy, cầu kì trong 29 mẫu truyện ký, hồi ký...

Đi vào nội dung, ta bắt gặp ngay hình ảnh người nông dân kiên cường, bất khuất trước quân thù; rồi những cán bộ chiến sĩ cách mạng hiên ngang, một lòng trung kiên với Dân, với Nước, với Đảng được khắc họa từng chi tiết, qua các cuộc đối đầu với địch ngoài chiến trận, trong nhà tù. Song song đó, nhiều sự kiện mang tính lịch sử cũng được anh ghi chép cẩn thận như: Ngày tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên (1946), Lễ kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 5 và Hội chợ Bà Đầm (1949)... Đặc biệt, anh dành khá nhiều trang viết về một thời làm báo hết sức khó khăn gian khổ trong vùng giải phóng.

Có thể nói, tư tưởng chủ đạo xuyên suốt qua các trang viết, chính là “tình Dân, nghĩa Đảng”; điều mà anh luôn trân trọng, xem như giá trị cốt lõi trong toàn bộ nội dung quyển sách. Đó là những “Niềm tin”, “Lòng Dân”, “Tấm lòng bà Tư” và “Ông lão hai mươi bảy năm giữ mộ liệt sĩ anh hùng”… Khi đọc tôi không dằn được niềm xúc động nghẹn ngào. Phải chăng đó là hồi chuông cảnh báo, lời nhắc nhở chí tình, anh Tám muốn khơi lên từ quá khứ hiển linh? Thật vậy, tôi cảm nhận rằng quyển sách này, không chỉ là hồi ức một thời chiến đấu của tác giả Đặng Hồng, mà nó còn giúp ta thêm hiểu biết và ghi nhớ mãi “Những năm tháng không quên” của bao thế hệ cha, ông trên vùng đất Cần Thơ kháng chiến năm xưa…”.

Thật vậy, ngoài những bài viết đã được soạn giả Nhâm Hùng kể đến, tập truyện ký 200 trang “Những năm tháng không quên” của tác giả Đặng Hồng còn giúp bạn đọc hiểu biết thêm về lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân Cần Thơ, Hậu Giang qua các bài viết như: Huyện Long Mỹ mảnh đất ân tình của những người kháng chiến, Cuộc khởi nghĩa mùa thu tháng Tám ở Phụng Hiệp, Tấm gương hy sinh oanh liệt của anh Hồ Hữu Nhơn, Hai căn cứ cách mạng của tỉnh Cần Thơ thời kỳ kháng chiến, “Quán Ba Cô” cầu Nàng Mau, Hai địa chỉ văn hóa đáng ghi nhớ của Cần Thơ, Lễ chào mừng phái đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng, Hình ảnh Bác Hồ giữa lòng đồng bào Công giáo, Nghĩa cử của linh mục Trần Công Nhâm, Kỷ niệm với chú chín Điều - Soạn giả Điêu Huyền, Trở về Phú Thạnh,

Trân trọng giới thiệu tập truyện ký “Những năm tháng không quên” đến quý bạn đọc.
 Sách được Thư viện TP. Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số: 

▪ Ký hiệu phân loại: 895.92234 / NH556N
▪ PHÒNG MƯỢN: MV.021622; MV.021621

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây