Thượng kinh ký sự / Hải Thượng Lãn Ông; Bùi Hạnh Cẩn dịch. - H. : Nxb. Hội Nhà văn, 2020. - 250tr.; 21cm

Thứ ba - 16/06/2020 03:51 2.136 0
Thượng kinh ký sự / Hải Thượng Lãn Ông; Bùi Hạnh Cẩn dịch. - H. : Nxb. Hội Nhà văn, 2020. - 250tr.; 21cm
Hải Thượng lãn ông Lê Hữu Trác (1720-1791) là thầy thuốc đã có nhiều cống hiến to lớn để phát triển y học dân tộc. Cuộc đời làm nghề y của ông là tấm gương sáng về y thuật, y đạo, về tinh thần trách nhiệm, sứ mệnh và đạo đức cao cả của người thầy thuốc. Không chỉ làm thuốc chữa bệnh cứu người, Hải Thượng lãn ông Lê Hữu Trác còn là tác giả của nhiều tác phẩm nghiên cứu y học và văn thơ rất giá trị được lưu truyền hậu thế. Trong đó có tác phẩm “Thượng kinh ký sự” được viết vào thế kỷ XVIII (1781) - thời kỳ của triều đình phong kiến Lê - Trịnh đang trong thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, trước khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc. 
Quyển sách “Thượng kinh ký sự” của Lê Hữu Trác do Bùi Hạnh Cẩn dịch, Nxb. Hội Nhà văn ấn hành năm 2020. Sách dày 250 trang chuyển tải đến người đọc 2 phần nội dung gồm:
Phần 1 với tiêu đề “Ký sự lên Kinh” ghi lại những điều mắt thấy, tai nghe trong hành trình từ quê nhà Nghệ Tĩnh của Lê Hữu Trác về kinh thành Thăng Long để chữa bệnh cho chúa Trịnh ở phủ Chúa. Đây cũng là thời gian tác giả sống ở kinh thành Thăng Long với biết bao biến động, tả lại sự giao du của ông với các công hầu khanh tướng thời Lê Mạt và tâm sự của mình lúc nào cũng mong thoát khỏi vòng danh lợi để quay về quê nhà.
Phần 2 với tiêu đề “Phần thêm” gồm “Bài tựa” (Đề bộ sách Y tông tâm lĩnh) và một số bài thơ “Trong khi làm thuốc, nhân lúc rảnh rang dùng lời quê mùa bày tỏ ý chí”. Đây là những bài thơ văn có khí phách hào sảng, không ủy mị, sáo rỗng thể hiện cái tâm trong sáng của người thầy thuốc với mục đích chữa bệnh cứu đời. Những dòng  thơ văn của ông luôn dạt dào lòng nhân đạo, không bon chen xu phụ mà chất phác đậm đà, có phong cách riêng biệt. Như trong Thuật hứng (bài thứ 2), ông đã viết: 
Tài nông khó chữa đời cân nặng
May chữa riêng ta bớt lợi ham
Khó mượn tiêu hoang xua trọc khí
Chỉ nhờ trăng gió bạn tri âm
Thanh nhàn mùi đạo nên thường uống
Nhân nghĩa đơn tiên chẳng đổi vàng
Say khước thói xưa giờ đã bỏ
Thân gầy ngán nỗi cứ thơ tràn.

Có thể thấy, bên cạnh bộ sách nổi tiếng là “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” được xem là pho sách bách khoa về y học của nước ta, thì tác phẩm “Thượng kinh ký sự” với lối viết giản dị, sinh động đã cung cấp cho người đọc rất nhiều hiểu biết về Hà Nội thời Lê Mạt. Nếu như muốn dựng lại bộ phim lịch sử thời ấy, chắc chắn những tài liệu trong quyển sách này sẽ cung cấp nhiều điều bổ ích. Các bạn hãy tìm đọc quyển sách “Thượng kinh ký sự” tại Thư viện TP. Cần Thơ với các mã số: 
▪ Ký hiệu phân loại: 895.9228103 / TH561K
▪ PHÒNG ĐỌC: DV.057587
▪ PHÒNG MƯỢN: MV.021714, MV.021715

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây