Nghệ thuật Champa (Trung kỳ xưa) và quá trình diễn tiến / Philippe Stern; Bảo tàng Lịch sử Quốc gia dịch; Hiệu chỉnh: Nguyễn Thị Thuý Hà, Hoàng Ngọc Chính. - H. : Văn hoá dân tộc, 2022. - 382tr. : Hình, sơ đồ; 24cm

Chủ nhật - 08/10/2023 22:32 1.047 0
Nghe thuat Champa
Nghe thuat Champa
     Trong lịch sử, văn hóa và nghệ thuật Champa là một trong những nội dung được các học giả Pháp đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Nhiều kết quả của quá trình nghiên cứu ấy đã được lưu giữ tại Bảo tàng Louis Finot (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) với các tác giả, tác phẩm nổi tiếng, trong đó “Nghệ thuật Champa (Trung kỳ xưa) và quá trình diễn tiến” của Philippe Stern được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia dịch, do Nhà xuất bản văn hóa dân tộc ấn hành năm 2022.
     Quyển sách có độ dày 382 trang, được chia làm 2 phần chính:
     Phần thứ nhất: Sự diễn tiến của trang trí kiến trúc trong nghệ thuật Champa như vòm cửa, cột trụ, dải trang trí, cột nhỏ, bộ diềm, hình nhấn góc, bộ phận trang trí đỉnh góc, mí cửa.
     Phần thứ hai: Những đặc trưng chủ yếu của các phong cách Champa và các dữ liệu để xác lập niên biểu được đề xuất; Mối quan hệ giữa nghệ thuật Champa với các niên đại trong nghệ thuật Champa.
     Phần phụ lục: Điêu khắc Champa và quá trình diễn tiến.
     Phụ Trương: Những cứ liệu lịch sử có quan hệ với niên đại đề xuất, và có 64 bản hình có chú thích rõ ràng.
     Đọc quyển sách “Nghệ thuật Champa (Trung kỳ xưa) và quá trình diễn tiến” để bạn đọc có thể biết được sự hình thành và phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Champa độc đáo với các di sản đền, tháp trên dải đất miền Trung Việt Nam.
     Sách hiện đang được phục vụ tại Thư viện TP. Cần Thơ với mã số:
     Ký hiệu phân loại: 709.597 / NGH250TH
     PHÒNG MƯỢN: MG.011371; MG.011372
     PHÒNG ĐỌC TỔNG HỢP: DL.021295

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây