Nam Bộ kháng chiến : Truyện tranh lịch sử / Thạch Linh. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2015. - 67tr.; 20cm

Thứ sáu - 18/09/2020 04:21 2.742 0
 Nam Bộ kháng chiến : Truyện tranh lịch sử / Thạch Linh. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Trẻ, 2015. - 67tr.; 20cm
“Mùa thu rồi ngày hăm ba
Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến
Rền khắp trời lời hoan hô
Dân phương Nam nhịp chân tiến lên trận tiền
Thuốc súng kém, chân đi không
Mà lòng người giàu lòng vì nước...”

                                            (Tạ Thanh Sơn)
Ngày 2-9- 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng bào Nam Bộ chưa kịp hưởng niềm vui thanh bình, thì ngày 23-9-1945, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công các trụ sở của chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta tại Sài Gòn, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược đất nước ta lần thứ hai. Dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ, quân dân Nam Bộ tiếp tục cầm súng đứng lên chiến đấu để giữ vững nền độc lập của Tổ quốc vừa giành được, thực hiện lời thề “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Nhằm giúp các em thiếu nhi, cũng như các bạn trẻ hiểu sâu sắc truyền thống cách mạng, ý chí quật cường và tinh thần chiến đấu anh dũng của đồng bào Nam Bộ trong giai đoạn lịch sử này, năm 2015 Nxb. Trẻ xuất bản quyển truyện tranh lịch sử “Nam Bộ kháng chiến”.
Qua 67 trang, truyện với nhiều tranh vẽ sinh động kèm lời dẫn chi tiết tái hiện lại bối cảnh lịch sử trước, trong và sau ngày 23-9-1945.
 Đó là đêm 22 rạng ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng tiến công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Trước dã tâm của thực dân Pháp núp bóng quân Anh quay lại gây hấn ở Sài Gòn, bắt đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai, Xứ ủy, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ triệu tập cuộc họp và thông qua “Lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ”, trong đó xác định: “Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc Pháp và tay sai của chúng”, và ra tuyên bố: “Cuộc kháng chiến bắt đầu!”. Hưởng ứng Lời kêu gọi này, các đơn vị tự vệ, thanh niên xung phong và đông đảo người dân Sài Gòn - Gia Định đã hăng hái tham gia bảo vệ độc lập, tổ chức đánh trả quyết liệt với tinh thần và khí thế sục sôi. 
Tại Hà Nội, sau khi nhận được điện của Xứ ủy, Ủy ban nhân dân Nam Bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập khẩn cấp Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng nhất trí với quyết tâm kháng chiến của Nam Bộ, đồng thời kêu gọi đồng bào cả nước chi viện sức người, sức của cho miền Nam.
Đáp lại lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xứng đáng với lòng tin cậy và sự cổ vũ của nhân dân cả nước, nhân dân Nam Bộ đã anh dũng chiến đấu bảo vệ chủ quyền của dân tộc. 
Thời gian càng lùi xa, nhưng Ngày Nam Bộ kháng chiến 23/9/1945 sẽ mãi là mốc son trong lịch sử của dân tộc, cổ vũ công cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc và xây dựng đất nước sau này của nhân dân ta.
Đọc truyện, các bạn nhỏ càng thêm hiểu biết về lịch sử nước nhà, từ đó nâng cao lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước. 
Các bạn và các em hãy tìm đọc quyển truyện “Nam Bộ kháng chiến” tại Thư viện TP. Cần Thơ với mã số:
- Ký hiệu phân loại: 959.7041 / N104B
- PHÒNG THIẾU NHI: NB.009516; NB.009517

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây