Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm : Tự sự về giáo dục và văn hoá đọc của "một người bán sách rong" / Nguyễn Quốc Vương. - H.: Phụ nữ Việt Nam, 2022. - 392 tr., 14 tr. ảnh màu; 18cm

Thứ hai - 07/11/2022 02:13 1.036 0
Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm : Tự sự về giáo dục và văn hoá đọc của "một người bán sách rong" / Nguyễn Quốc Vương. - H.: Phụ nữ Việt Nam, 2022. - 392 tr., 14 tr. ảnh màu; 18cm
“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.”
-    Henry David Thoreau. 

“Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm” là quyển sách được viết bởi Nguyễn Quốc Vương - tác giả, dịch giả của gần 50 quyển sách viết về giáo dục, văn hóa, lịch sử; là một diễn giả hoạt động tích cực trong phong trào khuyến đọc.  

 Sách do Nxb. Phụ nữ Việt Nam xuất bản năm 2022 với 392 trang, trình bày 3 phần: Đọc sách, trải nghiệm và lẽ sống của tuổi trẻ; Giáo dục trường học và “Cải cách từ dưới lên”; Kinh nghiệm phát triển văn hóa đọc ở Nhật bản.

Là một người trăn trở với văn hóa đọc Việt Nam, tác giả đã tích cực tham gia hoạt động giáo dục, khuyến đọc và viết sách. Trong quyển sách này với 22 bài viết, bài nói chuyện, trả lời phỏng vấn và một số bản dịch từ năm 20214 đến năm 2019, tác giả gửi gắm đến bạn đọc, nhất là những bạn trẻ những thông điệp ý nghĩa:
-    Tuổi trẻ cần đọc sách và trải nghiệm;
-    Khi trưởng thành, cần tự học, tự khai sáng bản thân và thực hiện nghĩa vụ công dân có trách nhiệm với đất nước.
  Phần cuối chính là những tri thức, kinh nghiệm và cách làm của Nhật Bản để phát triển văn hóa đọc trong gia đình, trường học và cộng đồng.
 
Trong sách, tác giả cũng dẫn chứng: 
“Dân chúng biết đọc, ham đọc và có thói quen đọc sách vở được in ra và bán rộng rãi, dễ dàng là một điều kiện tuyệt vời để truyền bá văn minh, thức tỉnh quốc dân và thay đổi các thói quen tư duy, lề lối cũ. Nếu không có điều kiện đó nước Nhật chưa chắc đã thành công trong thời Minh Trị, cho dù bộ phân tinh hoa và nắm giữ quyền lực chính trị khi đó có “anh minh, sáng suốt” thế nào đi chăng nữa.”

“Thông qua sự tiến bộ của cá nhân để đạt được sự tiến bộ về xã hội là một mệnh đề ngày càng được thực tiễn lịch sử chứng minh là đúng đắn và có sức hấp dẫn. Khi hiểu như vậy, ta sẽ thấy để kiến tạo một quốc gia, một cộng đồng văn minh không thể nào không dựa trên nền tảng văn hóa đọc với trụ cột là thói quen, năng lực đọc sách của từng cá nhân, từng công dân”.


Khi nói về tác dụng của việc đọc sách, của những lợi ích, những bài học được đúc kết trong sách để giúp người đọc suy ngẫm và khai mở tư duy, tác giả đã nhận định:

““Sống đẹp”, “sống có lý tưởng”, “sống biết quan tâm đến người khác”, “sống hướng thiện”... không phải là những lời hô hào suông hay là sự dạy dỗ giáo điều.
Đấy là sự chiêm nghiệm và cũng là chân lý rút ra từ những cuộc đời vĩ đại, của những người đã hy sinh cả sức khỏe, tài sản thậm chí là mạng sống của mình cho người khác. Đấy cũng là bí quyết hiển nhiên của những người đã sống cuộc đời riêng phong phú và hạnh phúc.”

Những nội dung như: Đọc sách gì? Đọc ở đâu? Đọc khi nào? Đọc như thế nào?... cũng được tác giả phân tích cụ thể trong quyển sách.

Các bạn hãy tìm đọc quyển “Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm” để tiếp thêm động lực xây dựng thói quen đọc sách - một thói quen hữu ích chắc chắn đem đến sự phát triển và hạnh phúc cho mỗi cá nhân.

Sách được Thư viện thành phố Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số:
- Môn loại: 028 / Đ419S
- Phòng Đọc: DV 61769
- Phòng Mượn: MH 14107-14108 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây